Kỳ lạ cô bé ăn thịt sống ở Thanh Hóa và biệt danh” ma cà rồng”

Tôi đã lặng người đi rất lâu, đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh từng đợt gió thốc vào lạnh tê người, ngay ở bậu cửa của ngôi nhà xơ xác ấy hình ảnh cô bé với chiếc xích trong chân đang run lên bần bật.

Tôi tìm đến nhà cháu Lưu Thị Hằng (SN 2006, thôn 11, xã Cán Khê, Như Thanh- Thanh Hóa) vào một ngày mưa phùn, trời rét cắt da cắt thịt. Thế nhưng ngay khi bước vào cửa, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh một cô bé gầy gò, ốm yếu co ro trên nền đất, chân bị xích vào cây cột nhà bằng 1 dây xích sắt. Trong ánh mắt thơ dại của đứa trẻ ấy như muốn cầu xin những người khách lạ cởi trói chiếc xích sắt ra khỏi đôi chân bé bỏng của em.
Theo lời kể của chị Quách Thị Thủy (mẹ của cháu Hằng) thì bao nhiêu năm qua chị phải nén nỗi đau của tình mẫu tử, tự tay dùng xích sắt gông cùm chân đứa con gái 9 tuổi vào cột nhà.
Bao năm qua, cuộc sống của cô bé 9 tuổi gắn liền với xích sắt, bệnh tật và đói nghèo
Năm 2006 chị sinh đôi được Hằng và một cậu em trai nữa. Nhưng không như những đứa trẻ khác, Hằng chào đời mà không cất tiếng khóc cũng không chịu bú mẹ. Điều bất thường ấy như báo trước với gia đình chị Thủy những chuyện chẳng lành.
Được vài tháng tuổi Hằng phải nhập viện điều trị vì lên cơn co giật, toàn thân tím tái. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết tình trạng bệnh tình của Hằng nguy kịch, khó cứu chữa. Nhưng rồi mầm sống bé bỏng ấy vẫn vượt qua cơn nguy kịch để ở lại với cuộc đời. Dù vậy, Hằng trở thành một bé gái không bình thường, mắt ngây dại, không biết khóc cũng chẳng biết cười.
Khi Hằng được khoảng năm tháng tuổi, gia đình phát hiện hàm trên của em có 2 chiếc răng nanh mọc ngược lên phía trên, sau đó chiếc răng này xuyên thủng lớp da môi trên của Hằng mà đâm ngược ra ngoài. Ngày ấy, lũ trẻ trong xóm và những người ác miệng gọi Hằng bằng cái tên “ma cà rồng”. Mỗi lần tình cờ nghe người ta gọi con mình bằng cái tên quái quỷ ấy, chị Thủy lại quặn thắt nỗi thương con, buồn tủi.
Cuộc sống của gia đình chị Thủy gần như chưa có một ngày bình yên. Hằng là đứa trẻ ngây dại, ốm quay quắt suốt tháng này qua năm khác. Cô bé khốn khổ ấy khi đói không biết đòi ăn, cho ăn không biết lúc nào mình no, quần áo bố mẹ mặc lên người chưa ấm hơi em đã xe toang, cho vào miệng nhai ngấu nghiến.
Đã hơn 8 tuổi, khi em trai sinh đôi đang học lớp 2 thì Hằng lại không thể kiểm soát hành vi của mình. Chị Thủy nói trong nước mắt: “Mấy năm trước, em để cháu trong nhà rồi ra vườn trồng rau, khi quay vào thấy cháu đã bắt được 1 con gà con, cháu cầm chân gà xé đôi rồi đưa lên miệng nhai ngấu nghiến. Chứng kiến cảnh ấy em chỉ còn biết lao vào ôm lấy con mà khóc. Giờ mà không xích cháu lại, cứ thả cháu ra nhà, không có người chăm nom, lơ đãng chút thôi là cháu lao xuống bếp rình bắt gà, chuột, thậm chí cả cóc để ăn. Thương con lắm nhưng tôi đành phải xích cháu lại.”
Biết dùng xích sắt để giữ con gái với cái cột nhà là nguy hiểm nhưng dường như chị Thủy không còn lựa chọn nào khác. Đã nhiều lần chị Thủy suýt mất đứa con gái tội nghiệp ấy. Vì không kiểm soát được hành vi nên Hằng có những hành động gây nguy hiểm đến tính mạng của mình và cả lũ trẻ con hàng xóm. Lần thì Hằng chạy ra đường suýt bị ô tô đâm, lần thì rơi xuống ao may mà có người nhìn thấy vớt lên… Sau những lần ấy, đau lòng đến mấy chị Thủy cũng vẩn phải dùng dây sắt để xích con vào cột nhà.
Bao năm qua, cuộc sống của cô bé 9 tuổi gắn liền với xích sắt, bệnh tật và đói nghèo
Căn nhà ọp ẹp có lẽ chẳng còn đủ sức chịu đựng một đợt gió mạnh nào nữa thế nên khi bệnh tình của con nặng lên, căn nhà rao bán cũng chẳng ai buồn mua
Đã nhiều lần chị Thủy thử mang con đến trường mầm non gửi với hy vọng bên cạnh những đứa trẻ cùng trang lứa Hằng sẽ có những tiến triển tốt. Nhưng những cơn co giật bất thường xảy ra với Hằng khiến chị Thủy thường xuyên phải đón con về nhà sớm. Do cũng không ý thức được hành vi của mình nên Hằng thường cắn, cào xé các trẻ khác khiến nhà trường không dám nhận em vào lớp.
Ngay cả chị Thủy và chồng chị cũng bị cháu cắn thâm tím bả vai, cánh tay. Vết thương rớm máu ở ngón tay chồng chị Thủy, cũng do Hằng vừa cắn tối qua trong lúc anh ngủ say. Ý thức được sự nguy hiểm đó mà chị Thủy không dám gửi con cho bất cứ ai trông giữ hộ mình.
Vừa rồi, cháu Hằng được gia đình đưa đi viện để nhổ đi 2 chiếc răng nanh mọc xuyên ra ngoài. Giờ không ai gọi em là “ma cà rồng nữa” nhưng cuộc sống bên chiếc xích sắt thì vẫn gắn liền với cô bé tội nghiệp này.
Một gia đình khốn khổ
Nhà chị Thủy nghèo, có lẽ thuộc diện nghèo nhất xã Cán Khê. Tài sản duy nhất trong ngôi nhà ấy chỉ có 4 chú chó con mới chào đời được ít hôm. Không nghèo sao được khi cả nhà bốn miệng ăn lại chỉ trông chờ vào sức lao động của anh Lưu Huy Dũng (chồng chị Hằng). Bốn con người ấy lại nhìn cả vào mảnh ruộng rộng khoảng 300 mét vuông được xã chia cho để cấy lúa. Tôi hỏi anh Dũng “lúa gạo để ở đâu?”, anh bảo “lúa hết từ lâu rồi, gạo phải mua ăn từng bữa một, không có lúa gạo dự trữ trong nhà”.
Căn nhà mà cả gia đình anh Dũng đang ở được làm cách đây nhiều năm. Căn nhà hai gian ọp ẹp ấy đang bắt đầu có biểu hiện hư hỏng và như có thể đổ xụp xuống bất kỳ lúc lào. Lớp đất bùn trát lên tấm phên nứa (làm tường nhà) nhiều chỗ đã rơi rụng tả tơi, ngồi trong nhà mà gió rét cứ ào vào thông thống. Chẳng thế mà anh Dũng bảo khi bệnh của con phát nặng, hai vợ chồng rao bán nhà mà chẳng ai buồn mua.
Bao năm qua, cuộc sống của cô bé 9 tuổi gắn liền với xích sắt, bệnh tật và đói nghèo
Quyết định bỏ lại vợ và con bệnh tật, anh Dũng làm hồ sơ xin việc ở Hà Nội để kiếm miếng cơm manh áo
Tôi thấy anh Dũng đang chuẩn bị hai bộ hồ sơ xin việc. Anh Dũng bảo: “Lúa cấy xong rồi em chuẩn bị đi Hà Nội kiếm việc làm. Đi thì lo ở nhà mà không đi thì cả nhà chết đói mất.” Chị Thủy thì vẫn phải tìm đến chiếc xích sắt như một giải pháp không thể khác.
Nếu thương con mà ngồi ôm con không đi làm thì lấy gì mà sống. Chị đành phải xích con vào cột nhà để làm vườn, trồng rau, nuôi gà… kiếm thêm thu nhập. Cứ dăm bữa nửa tháng Hằng lại lên cơn co giật, phải nhập viện điều trị, tiền công ít ỏi anh Dũng chắt bóp được cũng theo hằng ra đi hết cùng những lần nhập viện. Những khoản vay nợ của gia đình anh Dũng cứ ngày một gia tăng.
Vậy mà khi được hỏi anh chị ước điều gì nhất, họ không ước có lúa có gạo, chỉ ước sao con gái đỡ lên cơn co giật để ngôi nhà được bình yên…

Tin liên quan

0 nhận xét

0 nhận xét

Kỳ lạ cô bé ăn thịt sống ở Thanh Hóa và biệt danh” ma cà rồng”

Tôi đã lặng người đi rất lâu, đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh từng đợt gió thốc vào lạnh tê người, ngay ở bậu cửa của ngôi nhà xơ xác ấy hình ảnh cô bé với chiếc xích trong chân đang run lên bần bật.

Tôi tìm đến nhà cháu Lưu Thị Hằng (SN 2006, thôn 11, xã Cán Khê, Như Thanh- Thanh Hóa) vào một ngày mưa phùn, trời rét cắt da cắt thịt. Thế nhưng ngay khi bước vào cửa, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh một cô bé gầy gò, ốm yếu co ro trên nền đất, chân bị xích vào cây cột nhà bằng 1 dây xích sắt. Trong ánh mắt thơ dại của đứa trẻ ấy như muốn cầu xin những người khách lạ cởi trói chiếc xích sắt ra khỏi đôi chân bé bỏng của em.
Theo lời kể của chị Quách Thị Thủy (mẹ của cháu Hằng) thì bao nhiêu năm qua chị phải nén nỗi đau của tình mẫu tử, tự tay dùng xích sắt gông cùm chân đứa con gái 9 tuổi vào cột nhà.
Bao năm qua, cuộc sống của cô bé 9 tuổi gắn liền với xích sắt, bệnh tật và đói nghèo
Năm 2006 chị sinh đôi được Hằng và một cậu em trai nữa. Nhưng không như những đứa trẻ khác, Hằng chào đời mà không cất tiếng khóc cũng không chịu bú mẹ. Điều bất thường ấy như báo trước với gia đình chị Thủy những chuyện chẳng lành.
Được vài tháng tuổi Hằng phải nhập viện điều trị vì lên cơn co giật, toàn thân tím tái. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết tình trạng bệnh tình của Hằng nguy kịch, khó cứu chữa. Nhưng rồi mầm sống bé bỏng ấy vẫn vượt qua cơn nguy kịch để ở lại với cuộc đời. Dù vậy, Hằng trở thành một bé gái không bình thường, mắt ngây dại, không biết khóc cũng chẳng biết cười.
Khi Hằng được khoảng năm tháng tuổi, gia đình phát hiện hàm trên của em có 2 chiếc răng nanh mọc ngược lên phía trên, sau đó chiếc răng này xuyên thủng lớp da môi trên của Hằng mà đâm ngược ra ngoài. Ngày ấy, lũ trẻ trong xóm và những người ác miệng gọi Hằng bằng cái tên “ma cà rồng”. Mỗi lần tình cờ nghe người ta gọi con mình bằng cái tên quái quỷ ấy, chị Thủy lại quặn thắt nỗi thương con, buồn tủi.
Cuộc sống của gia đình chị Thủy gần như chưa có một ngày bình yên. Hằng là đứa trẻ ngây dại, ốm quay quắt suốt tháng này qua năm khác. Cô bé khốn khổ ấy khi đói không biết đòi ăn, cho ăn không biết lúc nào mình no, quần áo bố mẹ mặc lên người chưa ấm hơi em đã xe toang, cho vào miệng nhai ngấu nghiến.
Đã hơn 8 tuổi, khi em trai sinh đôi đang học lớp 2 thì Hằng lại không thể kiểm soát hành vi của mình. Chị Thủy nói trong nước mắt: “Mấy năm trước, em để cháu trong nhà rồi ra vườn trồng rau, khi quay vào thấy cháu đã bắt được 1 con gà con, cháu cầm chân gà xé đôi rồi đưa lên miệng nhai ngấu nghiến. Chứng kiến cảnh ấy em chỉ còn biết lao vào ôm lấy con mà khóc. Giờ mà không xích cháu lại, cứ thả cháu ra nhà, không có người chăm nom, lơ đãng chút thôi là cháu lao xuống bếp rình bắt gà, chuột, thậm chí cả cóc để ăn. Thương con lắm nhưng tôi đành phải xích cháu lại.”
Biết dùng xích sắt để giữ con gái với cái cột nhà là nguy hiểm nhưng dường như chị Thủy không còn lựa chọn nào khác. Đã nhiều lần chị Thủy suýt mất đứa con gái tội nghiệp ấy. Vì không kiểm soát được hành vi nên Hằng có những hành động gây nguy hiểm đến tính mạng của mình và cả lũ trẻ con hàng xóm. Lần thì Hằng chạy ra đường suýt bị ô tô đâm, lần thì rơi xuống ao may mà có người nhìn thấy vớt lên… Sau những lần ấy, đau lòng đến mấy chị Thủy cũng vẩn phải dùng dây sắt để xích con vào cột nhà.
Bao năm qua, cuộc sống của cô bé 9 tuổi gắn liền với xích sắt, bệnh tật và đói nghèo
Căn nhà ọp ẹp có lẽ chẳng còn đủ sức chịu đựng một đợt gió mạnh nào nữa thế nên khi bệnh tình của con nặng lên, căn nhà rao bán cũng chẳng ai buồn mua
Đã nhiều lần chị Thủy thử mang con đến trường mầm non gửi với hy vọng bên cạnh những đứa trẻ cùng trang lứa Hằng sẽ có những tiến triển tốt. Nhưng những cơn co giật bất thường xảy ra với Hằng khiến chị Thủy thường xuyên phải đón con về nhà sớm. Do cũng không ý thức được hành vi của mình nên Hằng thường cắn, cào xé các trẻ khác khiến nhà trường không dám nhận em vào lớp.
Ngay cả chị Thủy và chồng chị cũng bị cháu cắn thâm tím bả vai, cánh tay. Vết thương rớm máu ở ngón tay chồng chị Thủy, cũng do Hằng vừa cắn tối qua trong lúc anh ngủ say. Ý thức được sự nguy hiểm đó mà chị Thủy không dám gửi con cho bất cứ ai trông giữ hộ mình.
Vừa rồi, cháu Hằng được gia đình đưa đi viện để nhổ đi 2 chiếc răng nanh mọc xuyên ra ngoài. Giờ không ai gọi em là “ma cà rồng nữa” nhưng cuộc sống bên chiếc xích sắt thì vẫn gắn liền với cô bé tội nghiệp này.
Một gia đình khốn khổ
Nhà chị Thủy nghèo, có lẽ thuộc diện nghèo nhất xã Cán Khê. Tài sản duy nhất trong ngôi nhà ấy chỉ có 4 chú chó con mới chào đời được ít hôm. Không nghèo sao được khi cả nhà bốn miệng ăn lại chỉ trông chờ vào sức lao động của anh Lưu Huy Dũng (chồng chị Hằng). Bốn con người ấy lại nhìn cả vào mảnh ruộng rộng khoảng 300 mét vuông được xã chia cho để cấy lúa. Tôi hỏi anh Dũng “lúa gạo để ở đâu?”, anh bảo “lúa hết từ lâu rồi, gạo phải mua ăn từng bữa một, không có lúa gạo dự trữ trong nhà”.
Căn nhà mà cả gia đình anh Dũng đang ở được làm cách đây nhiều năm. Căn nhà hai gian ọp ẹp ấy đang bắt đầu có biểu hiện hư hỏng và như có thể đổ xụp xuống bất kỳ lúc lào. Lớp đất bùn trát lên tấm phên nứa (làm tường nhà) nhiều chỗ đã rơi rụng tả tơi, ngồi trong nhà mà gió rét cứ ào vào thông thống. Chẳng thế mà anh Dũng bảo khi bệnh của con phát nặng, hai vợ chồng rao bán nhà mà chẳng ai buồn mua.
Bao năm qua, cuộc sống của cô bé 9 tuổi gắn liền với xích sắt, bệnh tật và đói nghèo
Quyết định bỏ lại vợ và con bệnh tật, anh Dũng làm hồ sơ xin việc ở Hà Nội để kiếm miếng cơm manh áo
Tôi thấy anh Dũng đang chuẩn bị hai bộ hồ sơ xin việc. Anh Dũng bảo: “Lúa cấy xong rồi em chuẩn bị đi Hà Nội kiếm việc làm. Đi thì lo ở nhà mà không đi thì cả nhà chết đói mất.” Chị Thủy thì vẫn phải tìm đến chiếc xích sắt như một giải pháp không thể khác.
Nếu thương con mà ngồi ôm con không đi làm thì lấy gì mà sống. Chị đành phải xích con vào cột nhà để làm vườn, trồng rau, nuôi gà… kiếm thêm thu nhập. Cứ dăm bữa nửa tháng Hằng lại lên cơn co giật, phải nhập viện điều trị, tiền công ít ỏi anh Dũng chắt bóp được cũng theo hằng ra đi hết cùng những lần nhập viện. Những khoản vay nợ của gia đình anh Dũng cứ ngày một gia tăng.
Vậy mà khi được hỏi anh chị ước điều gì nhất, họ không ước có lúa có gạo, chỉ ước sao con gái đỡ lên cơn co giật để ngôi nhà được bình yên…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét