Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa

Sáng nay (28/3), tàu ngầm tự chế Trường Sa được mang ra một hồ rộng khoảng 3ha, sâu 3m để thử nghiệm.

Tàu ngầm Trường Sa là sản phẩm của ông Nguyễn Quốc Hòa, 56 tuổi, Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa, ở TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Ông Hòa cho biết, sáng nay (28/3), ông và đồng nghiệp sẽ mang tàu ngầm Trường Sa ra hồ ở Khu công nghiệp Vĩnh Trà (cách trụ sở công ty ông khoảng 3km) để thử nghiệm. Khu hồ thử nghiệm rộng khoảng 3ha, sâu từ 2,5 đến 3m. Ông Hòa sẽ kiểm tra hệ thống bánh lái, chân vịt, hệ thống điện tử trong con tàu… Thời gian thử nghiệm tàu ngầm dự kiến kéo dài trong 1 ngày.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 1
Tàu ngầm Trường Sa do ông Nguyễn Quốc Hòa tự chế
Theo ông Hòa, sau nhiều lần thử nghiệm thành công tàu ngầm tự chế Trường Sa, ngày 25/3, ông đã cùng đội kỹ sư đập bể thử nghiệm để đưa tàu ngầm ra ngoài. Trong sáng nay, ông thuê một xe cẩu hạng nặng chở tàu ngầm từ khu xưởng cơ khí (đóng tại Khu công nghiệp Phong Phú, TP. Thái Bình) ra hồ thử nghiệm.
Kể từ khi hoàn thiện tàu ngầm, bản thân ông Hòa đã trình diễn cho nhiều người dân, cơ quan đoàn thể xem. Theo ông Hòa, sau khi xem trình diễn, ai nấy đều vỗ tay chúc mừng và tin tưởng vào khả năng lặn – nổi của tàu ngầm Trường Sa. Đặc biệt trong thời gian ông thử nghiệm cũng có đoàn bên Viện Kỹ thuật Hải quân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Thiết kế tàu Hải quân (Bộ Quốc phòng) xuống tận xưởng xem ông vận hành tàu.
“Sau nhiều lần kiểm tra, chạy thử, tôi thấy hệ thống không khí tuần hoàn độc lập lắp đặt trong tàu ngầm hoạt động tốt. Hiện tại, tôi đã sẵn sàng cho việc thử nghiệm bánh lái, hệ thống điện tử… bên trong con tàu ở môi trường nước rộng hơn”, ông Hòa nói.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 2
Tàu ngầm chuẩn bị được vận chuyển ra khu hồ thử nghiệm
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 3
Xe cẩu hạng nặng đến đưa tàu ngầm ra hồ để thử nghiệm trong sáng nay
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Nguyễn Xuân Cẩn, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh Thái Bình cho hay, tàu ngầm tự chế Trường Sa chỉ được phép mang ra biển và các sông lớn của Thái Bình khi nào có đầy đủ giấy phép. Nếu tàu ngầm chưa được cấp phép, đơn vị sẽ đình chỉ ngay lập tức, dù là chạy thử nghiệm.
Về cuộc thử nghiệm tàu ngầm tại hồ ở khu công nghiệp Vĩnh Trà trong sáng nay, ông Cẩn cho biết thêm do chỉ thử nghiệm trong hồ nên không thuộc chức năng của phòng cảnh sát đường thủy. Tuy nhiên, phòng sẽ cử trinh sát đến hiện trường để quan sát, nắm bắt tình hình.
Cũng liên quan đến việc cấp phép tàu ngầm tự chế Trường Sa, đại diện Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Thái Bình cho biết đến ngày 27/3 vẫn chưa hề nhận được bất kỳ đề nghị cấp phép nào của ông Hòa. Sở này đã báo cáo với UBND tỉnh Thái Bình và Bộ Khoa học- Công nghệ để xin chỉ đạo xử lý.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 4
Rất nhiều kỹ sư sẽ đi cùng hỗ trợ ông Hòa trong quá trình thử nghiệm
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 5
Các kỹ sư đang tháo một số thiết bị chuẩn bị đưa tàu ngầm ra hồ
Đầu năm 2014, sau nhiều lần chỉnh sửa, ông Hòa đã cùng các đồng nghiệp hoàn thiện tàu ngầm, khắc phục các nhược điểm về kỹ thuật và thẩm mỹ. Hiện tại, tàu ngầm Trường Sa có hình dáng gọn hơn, không còn thanh ngang, thanh dọc phía trên nóc, cũng không có cánh ở phía trước nữa. Một vài thông số trước đây của tàu cũng đã được giảm xuống để đảm bảo an toàn, như tầm đi xa của tàu ngầm chỉ còn chạy được gần 100km, tốc độ tàu giảm xuống còn 10 hải lý, thời gian lặn khoảng 3 đến 5 tiếng. Bể thử nghiệm xi măng sâu 4,5m, dài 10m và rộng 3,7m.
Theo thiết kế, tàu ngầm Trường Sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Bán kính hoạt động 800km. Tàu lặn sâu 50m, có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu có 2 động cơ 90Hp.
Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP (viết tắt của Air Independent Propulsion – công nghệ không khí tuần hoàn độc lập). Công nghệ AIP tức là động cơ nổ (tàu có 2 máy nổ diesel chạy cùng lúc) phải có không khí, nếu không có không khí thì động cơ sẽ chết. Điều đặc biệt hơn, công nghệ AIP trên tàu ngầm ông Hòa sử dụng, đây là công nghệ tiên tiến, mới có một số ít nước phát triển như: Pháp, Thụy Điển áp dụng thành công.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 6
Xe cẩu đang chuẩn bị đưa tàu ngầm ra hồ thử nghiệm
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 7
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 8
Ông Hòa đang tắt các thiết bị điện tử bên trong con tàu trước khi tàu ngầm được cẩu lên xe cẩu đưa ra hồ.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 9
Hệ thống máy móc bên trong tàu ngầm 

Các kỹ sư đang chuẩn bị tháo một số thiết bị không cần thiết trước khi cẩu tàu ngầm lên xe đưa ra hồ

0 nhận xét

0 nhận xét

Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa

Sáng nay (28/3), tàu ngầm tự chế Trường Sa được mang ra một hồ rộng khoảng 3ha, sâu 3m để thử nghiệm.

Tàu ngầm Trường Sa là sản phẩm của ông Nguyễn Quốc Hòa, 56 tuổi, Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa, ở TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Ông Hòa cho biết, sáng nay (28/3), ông và đồng nghiệp sẽ mang tàu ngầm Trường Sa ra hồ ở Khu công nghiệp Vĩnh Trà (cách trụ sở công ty ông khoảng 3km) để thử nghiệm. Khu hồ thử nghiệm rộng khoảng 3ha, sâu từ 2,5 đến 3m. Ông Hòa sẽ kiểm tra hệ thống bánh lái, chân vịt, hệ thống điện tử trong con tàu… Thời gian thử nghiệm tàu ngầm dự kiến kéo dài trong 1 ngày.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 1
Tàu ngầm Trường Sa do ông Nguyễn Quốc Hòa tự chế
Theo ông Hòa, sau nhiều lần thử nghiệm thành công tàu ngầm tự chế Trường Sa, ngày 25/3, ông đã cùng đội kỹ sư đập bể thử nghiệm để đưa tàu ngầm ra ngoài. Trong sáng nay, ông thuê một xe cẩu hạng nặng chở tàu ngầm từ khu xưởng cơ khí (đóng tại Khu công nghiệp Phong Phú, TP. Thái Bình) ra hồ thử nghiệm.
Kể từ khi hoàn thiện tàu ngầm, bản thân ông Hòa đã trình diễn cho nhiều người dân, cơ quan đoàn thể xem. Theo ông Hòa, sau khi xem trình diễn, ai nấy đều vỗ tay chúc mừng và tin tưởng vào khả năng lặn – nổi của tàu ngầm Trường Sa. Đặc biệt trong thời gian ông thử nghiệm cũng có đoàn bên Viện Kỹ thuật Hải quân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Thiết kế tàu Hải quân (Bộ Quốc phòng) xuống tận xưởng xem ông vận hành tàu.
“Sau nhiều lần kiểm tra, chạy thử, tôi thấy hệ thống không khí tuần hoàn độc lập lắp đặt trong tàu ngầm hoạt động tốt. Hiện tại, tôi đã sẵn sàng cho việc thử nghiệm bánh lái, hệ thống điện tử… bên trong con tàu ở môi trường nước rộng hơn”, ông Hòa nói.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 2
Tàu ngầm chuẩn bị được vận chuyển ra khu hồ thử nghiệm
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 3
Xe cẩu hạng nặng đến đưa tàu ngầm ra hồ để thử nghiệm trong sáng nay
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Nguyễn Xuân Cẩn, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh Thái Bình cho hay, tàu ngầm tự chế Trường Sa chỉ được phép mang ra biển và các sông lớn của Thái Bình khi nào có đầy đủ giấy phép. Nếu tàu ngầm chưa được cấp phép, đơn vị sẽ đình chỉ ngay lập tức, dù là chạy thử nghiệm.
Về cuộc thử nghiệm tàu ngầm tại hồ ở khu công nghiệp Vĩnh Trà trong sáng nay, ông Cẩn cho biết thêm do chỉ thử nghiệm trong hồ nên không thuộc chức năng của phòng cảnh sát đường thủy. Tuy nhiên, phòng sẽ cử trinh sát đến hiện trường để quan sát, nắm bắt tình hình.
Cũng liên quan đến việc cấp phép tàu ngầm tự chế Trường Sa, đại diện Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Thái Bình cho biết đến ngày 27/3 vẫn chưa hề nhận được bất kỳ đề nghị cấp phép nào của ông Hòa. Sở này đã báo cáo với UBND tỉnh Thái Bình và Bộ Khoa học- Công nghệ để xin chỉ đạo xử lý.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 4
Rất nhiều kỹ sư sẽ đi cùng hỗ trợ ông Hòa trong quá trình thử nghiệm
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 5
Các kỹ sư đang tháo một số thiết bị chuẩn bị đưa tàu ngầm ra hồ
Đầu năm 2014, sau nhiều lần chỉnh sửa, ông Hòa đã cùng các đồng nghiệp hoàn thiện tàu ngầm, khắc phục các nhược điểm về kỹ thuật và thẩm mỹ. Hiện tại, tàu ngầm Trường Sa có hình dáng gọn hơn, không còn thanh ngang, thanh dọc phía trên nóc, cũng không có cánh ở phía trước nữa. Một vài thông số trước đây của tàu cũng đã được giảm xuống để đảm bảo an toàn, như tầm đi xa của tàu ngầm chỉ còn chạy được gần 100km, tốc độ tàu giảm xuống còn 10 hải lý, thời gian lặn khoảng 3 đến 5 tiếng. Bể thử nghiệm xi măng sâu 4,5m, dài 10m và rộng 3,7m.
Theo thiết kế, tàu ngầm Trường Sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Bán kính hoạt động 800km. Tàu lặn sâu 50m, có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu có 2 động cơ 90Hp.
Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP (viết tắt của Air Independent Propulsion – công nghệ không khí tuần hoàn độc lập). Công nghệ AIP tức là động cơ nổ (tàu có 2 máy nổ diesel chạy cùng lúc) phải có không khí, nếu không có không khí thì động cơ sẽ chết. Điều đặc biệt hơn, công nghệ AIP trên tàu ngầm ông Hòa sử dụng, đây là công nghệ tiên tiến, mới có một số ít nước phát triển như: Pháp, Thụy Điển áp dụng thành công.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 6
Xe cẩu đang chuẩn bị đưa tàu ngầm ra hồ thử nghiệm
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 7
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 8
Ông Hòa đang tắt các thiết bị điện tử bên trong con tàu trước khi tàu ngầm được cẩu lên xe cẩu đưa ra hồ.
Đang chạy thử tàu ngầm tự chế Trường Sa - 9
Hệ thống máy móc bên trong tàu ngầm 

Các kỹ sư đang chuẩn bị tháo một số thiết bị không cần thiết trước khi cẩu tàu ngầm lên xe đưa ra hồ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét