Tìm MH370 giữa biển rác của đại dương

Công cuộc tìm kiếm MH370 đã ở tuần thứ 4, nhưng những vật thể khả nghi mà các máy bay phát hiện được trên Ấn Độ Dương đều là rác biển, như dây câu cá rối, một chiếc phao, hay nắp hộp đựng đá.

Ảnh chụp từ một máy bay P-3 Orion của New Zealand cho thấy vật thể không xác định trôi nổi trên Ấn Độ Dương, khi phi cơ đang tìm chuyến bay MH370 mất tích. Ảnh: AP

Những lời phỏng đoán liên tục hóa thành nỗi thất vọng khi các vật thể mà máy bay phát hiện tại khu vực tìm kiếm mới ở phía tây Australia cuối cùng đều được xác định là rác. Rác không chỉ gây mất thời gian cho đội tìm kiếm chuyến bay MH370 trên không và trên biển, nó có chỉ ra những vấn đề lớn hơn tại các đại dương trên thế giới.

"Đại dương giống như một nồi súp sệt của đồ nhựa, lổn nhổn những mảnh vật thể giống vụn bánh mì", thuyền trưởng Charles Moore, một nhà hoạt động về môi trường nổi tiếng ở Los Angeles, Mỹ, nói.

Những vùng đại dương trên thế giới có ít nhất 4 vùng xoáy, thu hút các vật thể trôi nổi, ông Moore nói. Ông cho biết những đội tìm kiếm máy bay mất tích ở khu vực rộng 1.850 km phía tây thành phố Perth, đang lùng sục vùng rìa phía tây của một hoàn lưu ở Ấn Độ Dương. "Nó giống như một bồn cầu có nước xoáy nhưng không xối đi được", ông Moore cho hay.

Hầu hết những mảnh rác còn không thể nhìn thấy được. Nó bao gồm những mảnh nhựa nhỏ xíu dập dềnh dưới mặt nước. Những mảnh lớn hơn trong hoàn lưu cũng có thể bằng nhựa, thường liên quan đến việc đánh bắt cá, Moore nói và cho biết ông từng phát hiện những chiếc bóng đèn, bệ toilet, và thậm chí một chiếc tủ lạnh đựng đầy nước cam trôi nổi ngoài khơi California.

Denise Hardesty, một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan khoa học CSIRO của Australia, cho biết có ước tính từ 5000-7000 mảnh nhựa nhỏ mỗi km2 ở vùng biển quanh Australia. Bà cho biết dù tìm thấy nhiều đồ nhựa trên biển, bà thường không thấy những vật thể lớn. Những thứ bà tìm thấy trong đám rác thường có can nhựa, lọ, vỏ kẹo trôi nổi, hầu hết có xu hướng trôi dạt lên bờ.

Thủy thủ Mỹ James Burwick cho biết ông từng hai lần qua Ấn Độ Dương khi đi từ châu Phi tới Australia. Ông cho hay biển lúc đó động nên không nhìn thấy nhiều rác, nhưng ông cảm giác được những thứ va vào đáy thuyền, và một lưới đánh cá cũ từng bám quanh thuyền ông.

Ông Andy Scott, thuộc lực lượng phòng vệ New Zealand, cho biết đội bay trên chiếc P-3 Orion lùng sục biển tìm MH370 hôm 29/7 phát hiện 70 vật thể trong vòng 4 giờ.

Trong số đó chỉ có ba vật được coi là đáng điều tra thêm, ông nói. Nhưng cuối cùng chẳng có vật nào là của máy bay mất tích. Một vật là dây câu cá, ông nói và cho biết vật kia có thể là nắp một hộp đựng đá, còn món thứ ba là một vật không xác định màu nâu và cam.

"Theo kinh nghiệm của tôi, nó có thể là một tàu lượn", ông cho biết. "Bạn nhìn thấy những vật thể này, nghĩ rằng bạn đã có bước đột phá, và rồi bạn phải quay trở lại công việc thường nhật".

Ông Scott cho hay qua thời gian, những mảnh vỡ nhỏ có thể kết bè và mắc vào nhau trên đại dương để tạo thành một đám lớn hơn. Những mảng bè như thế cuối cùng sẽ thu hút sinh vật biển, làm khuấy động mặt nước và khiến nó trông có vẻ quan trọng hơn thực chất, ông nói.

"Rất nhiều thứ chúng tôi đang thấy về cơ bản là rác", ông nói.

Trọng Giáp (Theo AP)

Tin liên quan

0 nhận xét

0 nhận xét

Tìm MH370 giữa biển rác của đại dương

Công cuộc tìm kiếm MH370 đã ở tuần thứ 4, nhưng những vật thể khả nghi mà các máy bay phát hiện được trên Ấn Độ Dương đều là rác biển, như dây câu cá rối, một chiếc phao, hay nắp hộp đựng đá.

Ảnh chụp từ một máy bay P-3 Orion của New Zealand cho thấy vật thể không xác định trôi nổi trên Ấn Độ Dương, khi phi cơ đang tìm chuyến bay MH370 mất tích. Ảnh: AP

Những lời phỏng đoán liên tục hóa thành nỗi thất vọng khi các vật thể mà máy bay phát hiện tại khu vực tìm kiếm mới ở phía tây Australia cuối cùng đều được xác định là rác. Rác không chỉ gây mất thời gian cho đội tìm kiếm chuyến bay MH370 trên không và trên biển, nó có chỉ ra những vấn đề lớn hơn tại các đại dương trên thế giới.

"Đại dương giống như một nồi súp sệt của đồ nhựa, lổn nhổn những mảnh vật thể giống vụn bánh mì", thuyền trưởng Charles Moore, một nhà hoạt động về môi trường nổi tiếng ở Los Angeles, Mỹ, nói.

Những vùng đại dương trên thế giới có ít nhất 4 vùng xoáy, thu hút các vật thể trôi nổi, ông Moore nói. Ông cho biết những đội tìm kiếm máy bay mất tích ở khu vực rộng 1.850 km phía tây thành phố Perth, đang lùng sục vùng rìa phía tây của một hoàn lưu ở Ấn Độ Dương. "Nó giống như một bồn cầu có nước xoáy nhưng không xối đi được", ông Moore cho hay.

Hầu hết những mảnh rác còn không thể nhìn thấy được. Nó bao gồm những mảnh nhựa nhỏ xíu dập dềnh dưới mặt nước. Những mảnh lớn hơn trong hoàn lưu cũng có thể bằng nhựa, thường liên quan đến việc đánh bắt cá, Moore nói và cho biết ông từng phát hiện những chiếc bóng đèn, bệ toilet, và thậm chí một chiếc tủ lạnh đựng đầy nước cam trôi nổi ngoài khơi California.

Denise Hardesty, một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan khoa học CSIRO của Australia, cho biết có ước tính từ 5000-7000 mảnh nhựa nhỏ mỗi km2 ở vùng biển quanh Australia. Bà cho biết dù tìm thấy nhiều đồ nhựa trên biển, bà thường không thấy những vật thể lớn. Những thứ bà tìm thấy trong đám rác thường có can nhựa, lọ, vỏ kẹo trôi nổi, hầu hết có xu hướng trôi dạt lên bờ.

Thủy thủ Mỹ James Burwick cho biết ông từng hai lần qua Ấn Độ Dương khi đi từ châu Phi tới Australia. Ông cho hay biển lúc đó động nên không nhìn thấy nhiều rác, nhưng ông cảm giác được những thứ va vào đáy thuyền, và một lưới đánh cá cũ từng bám quanh thuyền ông.

Ông Andy Scott, thuộc lực lượng phòng vệ New Zealand, cho biết đội bay trên chiếc P-3 Orion lùng sục biển tìm MH370 hôm 29/7 phát hiện 70 vật thể trong vòng 4 giờ.

Trong số đó chỉ có ba vật được coi là đáng điều tra thêm, ông nói. Nhưng cuối cùng chẳng có vật nào là của máy bay mất tích. Một vật là dây câu cá, ông nói và cho biết vật kia có thể là nắp một hộp đựng đá, còn món thứ ba là một vật không xác định màu nâu và cam.

"Theo kinh nghiệm của tôi, nó có thể là một tàu lượn", ông cho biết. "Bạn nhìn thấy những vật thể này, nghĩ rằng bạn đã có bước đột phá, và rồi bạn phải quay trở lại công việc thường nhật".

Ông Scott cho hay qua thời gian, những mảnh vỡ nhỏ có thể kết bè và mắc vào nhau trên đại dương để tạo thành một đám lớn hơn. Những mảng bè như thế cuối cùng sẽ thu hút sinh vật biển, làm khuấy động mặt nước và khiến nó trông có vẻ quan trọng hơn thực chất, ông nói.

"Rất nhiều thứ chúng tôi đang thấy về cơ bản là rác", ông nói.

Trọng Giáp (Theo AP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét