Mức giá mà nhà phân phối MP&Silva đưa ra cao gấp hơn 3 lần so với mùa 2010, khiến các nhà đài Việt Nam kém hào hứng và người hâm mộ đứng trước khả năng không được xem Wolrd Cup mùa hè này.
World Cup 2010 có giá chỉ 2,7 triệu USD, bằng một phần ba giá chào bán cho mùa 2014. Ảnh: Nymag
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV), cho biết, tập đoàn MP&Silva (Italy) - đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng World Cup 2014 đang đưa ra mức giá 10 triệu USD để phân phối tại thị trường Việt Nam.
Mức này được doanh nghiệp truyền hình trong nước và các chuyên gia đánh giá là quá cao bởi mùa gần nhất, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) chỉ mất 2,7 triệu USD cho Tập đoàn Dentsu (Nhật Bản) để có quyền phát sóng 64 trận đấu của World Cup 2010. Theo ông Lê Đình Cường, đến nay, ngoại trừ VTV thì hầu như các nhà đài khác đều không mặn mà với việc mua bản quyền World Cup 2014. "Với giá 10 triệu USD cho sự kiện diễn ra trong một tháng thì rất khó để thu hồi vốn", ông cho biết.
Khách hàng tiềm năng nhất của MP&Silva là VTV (đài truyền hình quốc gia) và Viettel, đơn vị viễn thông chuẩn bị làm truyền hình (từ 1/4) đang cần làm thương hiệu. Tuy nhiên, nguồn tin từ Viettel cho biết họ chưa nhìn thấy được lợi nhuận mà World Cup 2014 mang lại nên lúc này chưa cần phải sở hữu bản quyền phát sóng.
Trong khi đó, một lãnh đạo VTV cũng nhận định, mức giá nêu trên là quá cao. "Chúng tôi sẽ mua bản quyền phục vụ người dân, nhưng không chấp nhận giá 10 triệu USD", ông nói.
Ông Vũ Quang Huy, Phó giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC cho biết đơn vị sẽ không chạy đua mua bản quyền với giá cao. Trong trường hợp một đơn vị khác có bản quyền đồng ý chia sẻ, nhà đài này cho biết sẵn sàng đóng góp, chia sẻ thông qua việc sản xuất nội dung.
Trong khi đó, ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc K+ khẳng định, doanh nghiệp sẽ không tham gia vào cuộc đua giành bản quyền World Cup. "Đây không phải cái đích chúng tôi hướng tới. Kể cả Euro cũng không là ưu tiên trong chiến lược kinh doanh của K+".
World Cup không phải là một cơ hội làm ăn đáng giá với các nhà đơn vị kinh doanh truyến hình trả tiền, vì các trận đấu thường được phát trên các kênh quảng bá. Thêm vào đó, việc giải đấu chỉ kéo dài trong một tháng cũng không phải là khoảng thời gian thuận lợi để thu hút quảng cáo. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà đài không thực sự mặn mà khi phải bỏ ra trung bình 156.000 USD (hơn 3 tỷ đồng) cho mỗi trận đấu tại giải này.
Trong trường hợp các bên không thể thống nhất về giá, khán giả Việt Nam sẽ đứng trước khả năng không được xem World Cup qua kênh truyền hình trong nước.
Năm 2010, tập đoàn MP&Silva từng hưởng lợi lớn khi mua được gói bản quyền Ngoại hạng Anh với giá 7 triệu USD và bán cho K+ tới 19,5 triệu USD. Nhưng hãng này thất bại vì để gói ngoại hạng Anh mùa 2013 - 2016 rơi vào tay IMG (được K+ mua lại với giá gần 40 triệu USD). Với sự kiện World Cup 2014, MP&Silva đã vượt qua đối thủ là Dentsu (công ty sở hữu bản quyền World Cup 2010 tại Việt Nam) khi bỏ ra 7 triệu USD để sở hữu quyền phát sóng.
Anh Quân
World Cup 2014 được chào giá 10 triệu USD tại Việt Nam
Mức giá mà nhà phân phối MP&Silva đưa ra cao gấp hơn 3 lần so với mùa 2010, khiến các nhà đài Việt Nam kém hào hứng và người hâm mộ đứng trước khả năng không được xem Wolrd Cup mùa hè này.
World Cup 2010 có giá chỉ 2,7 triệu USD, bằng một phần ba giá chào bán cho mùa 2014. Ảnh: Nymag
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV), cho biết, tập đoàn MP&Silva (Italy) - đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng World Cup 2014 đang đưa ra mức giá 10 triệu USD để phân phối tại thị trường Việt Nam.
Mức này được doanh nghiệp truyền hình trong nước và các chuyên gia đánh giá là quá cao bởi mùa gần nhất, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) chỉ mất 2,7 triệu USD cho Tập đoàn Dentsu (Nhật Bản) để có quyền phát sóng 64 trận đấu của World Cup 2010. Theo ông Lê Đình Cường, đến nay, ngoại trừ VTV thì hầu như các nhà đài khác đều không mặn mà với việc mua bản quyền World Cup 2014. "Với giá 10 triệu USD cho sự kiện diễn ra trong một tháng thì rất khó để thu hồi vốn", ông cho biết.
Khách hàng tiềm năng nhất của MP&Silva là VTV (đài truyền hình quốc gia) và Viettel, đơn vị viễn thông chuẩn bị làm truyền hình (từ 1/4) đang cần làm thương hiệu. Tuy nhiên, nguồn tin từ Viettel cho biết họ chưa nhìn thấy được lợi nhuận mà World Cup 2014 mang lại nên lúc này chưa cần phải sở hữu bản quyền phát sóng.
Trong khi đó, một lãnh đạo VTV cũng nhận định, mức giá nêu trên là quá cao. "Chúng tôi sẽ mua bản quyền phục vụ người dân, nhưng không chấp nhận giá 10 triệu USD", ông nói.
Ông Vũ Quang Huy, Phó giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC cho biết đơn vị sẽ không chạy đua mua bản quyền với giá cao. Trong trường hợp một đơn vị khác có bản quyền đồng ý chia sẻ, nhà đài này cho biết sẵn sàng đóng góp, chia sẻ thông qua việc sản xuất nội dung.
Trong khi đó, ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc K+ khẳng định, doanh nghiệp sẽ không tham gia vào cuộc đua giành bản quyền World Cup. "Đây không phải cái đích chúng tôi hướng tới. Kể cả Euro cũng không là ưu tiên trong chiến lược kinh doanh của K+".
World Cup không phải là một cơ hội làm ăn đáng giá với các nhà đơn vị kinh doanh truyến hình trả tiền, vì các trận đấu thường được phát trên các kênh quảng bá. Thêm vào đó, việc giải đấu chỉ kéo dài trong một tháng cũng không phải là khoảng thời gian thuận lợi để thu hút quảng cáo. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà đài không thực sự mặn mà khi phải bỏ ra trung bình 156.000 USD (hơn 3 tỷ đồng) cho mỗi trận đấu tại giải này.
Trong trường hợp các bên không thể thống nhất về giá, khán giả Việt Nam sẽ đứng trước khả năng không được xem World Cup qua kênh truyền hình trong nước.
Năm 2010, tập đoàn MP&Silva từng hưởng lợi lớn khi mua được gói bản quyền Ngoại hạng Anh với giá 7 triệu USD và bán cho K+ tới 19,5 triệu USD. Nhưng hãng này thất bại vì để gói ngoại hạng Anh mùa 2013 - 2016 rơi vào tay IMG (được K+ mua lại với giá gần 40 triệu USD). Với sự kiện World Cup 2014, MP&Silva đã vượt qua đối thủ là Dentsu (công ty sở hữu bản quyền World Cup 2010 tại Việt Nam) khi bỏ ra 7 triệu USD để sở hữu quyền phát sóng.
Anh Quân
World Cup 2010 có giá chỉ 2,7 triệu USD, bằng một phần ba giá chào bán cho mùa 2014. Ảnh: Nymag
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV), cho biết, tập đoàn MP&Silva (Italy) - đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng World Cup 2014 đang đưa ra mức giá 10 triệu USD để phân phối tại thị trường Việt Nam.
Mức này được doanh nghiệp truyền hình trong nước và các chuyên gia đánh giá là quá cao bởi mùa gần nhất, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) chỉ mất 2,7 triệu USD cho Tập đoàn Dentsu (Nhật Bản) để có quyền phát sóng 64 trận đấu của World Cup 2010. Theo ông Lê Đình Cường, đến nay, ngoại trừ VTV thì hầu như các nhà đài khác đều không mặn mà với việc mua bản quyền World Cup 2014. "Với giá 10 triệu USD cho sự kiện diễn ra trong một tháng thì rất khó để thu hồi vốn", ông cho biết.
Khách hàng tiềm năng nhất của MP&Silva là VTV (đài truyền hình quốc gia) và Viettel, đơn vị viễn thông chuẩn bị làm truyền hình (từ 1/4) đang cần làm thương hiệu. Tuy nhiên, nguồn tin từ Viettel cho biết họ chưa nhìn thấy được lợi nhuận mà World Cup 2014 mang lại nên lúc này chưa cần phải sở hữu bản quyền phát sóng.
Trong khi đó, một lãnh đạo VTV cũng nhận định, mức giá nêu trên là quá cao. "Chúng tôi sẽ mua bản quyền phục vụ người dân, nhưng không chấp nhận giá 10 triệu USD", ông nói.
Ông Vũ Quang Huy, Phó giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC cho biết đơn vị sẽ không chạy đua mua bản quyền với giá cao. Trong trường hợp một đơn vị khác có bản quyền đồng ý chia sẻ, nhà đài này cho biết sẵn sàng đóng góp, chia sẻ thông qua việc sản xuất nội dung.
Trong khi đó, ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc K+ khẳng định, doanh nghiệp sẽ không tham gia vào cuộc đua giành bản quyền World Cup. "Đây không phải cái đích chúng tôi hướng tới. Kể cả Euro cũng không là ưu tiên trong chiến lược kinh doanh của K+".
World Cup không phải là một cơ hội làm ăn đáng giá với các nhà đơn vị kinh doanh truyến hình trả tiền, vì các trận đấu thường được phát trên các kênh quảng bá. Thêm vào đó, việc giải đấu chỉ kéo dài trong một tháng cũng không phải là khoảng thời gian thuận lợi để thu hút quảng cáo. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà đài không thực sự mặn mà khi phải bỏ ra trung bình 156.000 USD (hơn 3 tỷ đồng) cho mỗi trận đấu tại giải này.
Trong trường hợp các bên không thể thống nhất về giá, khán giả Việt Nam sẽ đứng trước khả năng không được xem World Cup qua kênh truyền hình trong nước.
Năm 2010, tập đoàn MP&Silva từng hưởng lợi lớn khi mua được gói bản quyền Ngoại hạng Anh với giá 7 triệu USD và bán cho K+ tới 19,5 triệu USD. Nhưng hãng này thất bại vì để gói ngoại hạng Anh mùa 2013 - 2016 rơi vào tay IMG (được K+ mua lại với giá gần 40 triệu USD). Với sự kiện World Cup 2014, MP&Silva đã vượt qua đối thủ là Dentsu (công ty sở hữu bản quyền World Cup 2010 tại Việt Nam) khi bỏ ra 7 triệu USD để sở hữu quyền phát sóng.
Anh Quân
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đừng bỏ qua
Đừng bỏ qua
TopTrong tuần
- Đơn xin đăng ký kết hôn với người lĩnh án tử: Chưa có tiền lệ
- Công an điều tra vụ cô giáo Bắc Giang bị tung ảnh “nóng”
- thằng bạn bá đạo
- 16 tập tục kiêng kỵ ngày đầu xuân
- Người mẫu nữ bị ‘mò mẫm’ vòng 3 giữa hội nghị
- Xe container cán chết bé trai 13 tuổi trên quốc lộ
- Hà Nội T&T đại thắng đối thủ Ấn Độ tại C1 châu Á
- Mất đời con gái vì say xỉn trong ngày Tết
- Đà Lạt: Thảm án kinh hoàng vợ chết cứng, chồng thoi thóp
- Truyện: Xin đừng coi là bạn
0 nhận xét