Người nhiễm viêm gan B dễ bỏ qua bệnh

Trong gia đình có 2 người bị sốt virus, thấy mệt mỏi, thỉnh thoảng sốt nhẹ, chị Bích nghĩ mình cũng bị lây bệnh nên đi khám để uống thuốc từ đầu cho nhanh khỏi. Không ngờ, kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị viêm gan B.

Sau 3 tuần điều trị viêm gan B cấp ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, chị Bích (Thanh Xuân, Hà Nội) hiện đã ổn định sức khỏe. Chị cho biết, thời gian đó, khu vực chị sống đang có dịch sốt virus, gia đình cũng vài người mắc. Vì thế, khi thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, chị đi khám, được chỉ định xét nghiệm thì kết quả cho thấy men gan cao. Làm trong ngành y, chị nhận biết ngay dấu hiệu không ổn nên đi khám chuyên khoa sâu, và được phát hiện bị viêm gan B cấp.

"Vài ngày sau, tình trạng bệnh của mình nặng lên nhanh chóng, da, mắt bắt đầu vàng, người mệt lả...", chị kể.

Các bác sĩ sau khi hỏi han và thực hiện các thăm khám, cho chị biết thực tế virus viêm gan B đã tồn tại trong cơ thể chị từ lâu, và gần đây, do chị uống thuốc giảm béo khiến gan phải làm việc nặng nhọc hơn nhiều nên suy yếu, tạo điều kiện cho virus viêm gan B bùng dậy, phát tác.

Bệnh nhân tiêm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Quốc gia. Ảnh: NP.

Nhập viện điều trị vì suy nhược cơ thể, anh Tùng (Vĩnh Phúc, Hà Nội) cũng bất ngờ khi được thông báo bị viêm gan B. Anh Tùng cho hay, thời gian gần đây, anh luôn thấy mệt mỏi và chán ăn. Không nghĩ mình bị bệnh gì, mỗi bữa ăn, anh Tùng thường cố gắng nhấp thêm chén rượu cho "đỡ nhạt miệng" để ăn được tốt hơn. Thế nhưng tình trạng kéo dài, ngày càng nặng thêm, tới mức anh lả người đi, không thể làm việc hay ăn uống gì, và phải nhập viện điều trị. Bác sĩ cho biết, anh nhiễm virus viêm gan B, không điều trị kịp thời, cộng với việc thường xuyên uống rượu khiến bệnh tăng nặng và đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Bác sĩ Mai Đình Cửu, Phó khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, bệnh nhân mắc viêm gan B giai đoạn đầu thường có các triệu chứng rất mơ hồ như mệt mỏi, chán ăn, tiểu hơi vàng, sốt nhẹ (ít gặp) nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành viêm gan B mãn tính và một số có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Cách tốt nhất để phát hiện bệnh là khám sức khỏe định kỳ, 3-6 tháng một lần. Từ đó bác sĩ có thể phát hiện bệnh đang ở giai đoạn nào và tư vấn cách điều trị.

Theo bác sĩ, có một số trường hợp người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B nhưng virus không hoạt động (gọi là ngủ đông), và khi gặp một tác nhân nào đó, như uống thuốc giảm béo gây độc cho gan, làm gan suy yếu, có thể khiến "đội quân" này bùng dậy hoạt động. Các yếu tố thuận lợi cho virus viêm gan B phát triển là:

- Uống thuốc nam, thuốc bắc không đảm bảo chất lượng, có chứa các yếu tố vi lượng, nấm mốc, dư lượng thuốc bảo quản;

- Ăn, uống các thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản;

- Dùng một số hóa chất xạ trị;

- Sử dụng thuốc chống lao;

- Lạm dụng thuốc hạ sốt, giảm đau (trên 10 g một ngày);

- Lạm dụng bia rượu (hay gặp ở nam giới).

Gan được ví như một nhà máy sinh hóa khổng lồ trong cơ thể. Mọi chất độc vào cơ thể đều qua gan xử lý. Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ dân số nhiễm virus viêm gan B khá cao, khoảng 15-25%.

Virus viêm gan B cũng có cơ chế lây nhiễm như virus HIV, qua các đường từ mẹ sang con, qua truyền máu và các chế phẩm máu, qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 10-100 lần virus HIV.

Bác sĩ Mai Đình Cửu cho biết, trong chu kỳ phát triển, khi vào gan, virus viêm gan B hòa vào máu nhưng một phần vẫn nằm trong tế bào gan, và phóng thích dần ra. Vì vậy, có những trường hợp từng bị bệnh, khi đã điều trị ổn định, xét nghiệm máu không còn virus, thì vẫn phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự dừng thuốc, bởi khi đó vẫn có nguy cơ bệnh bùng phát. Không những thế, việc tự ý dùng thuốc có hai cái hại: khiến cơ thể kháng thuốc, đồng thời có thể khiến bệnh tiến triển nặng, dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Vương Linh

0 nhận xét

0 nhận xét

Người nhiễm viêm gan B dễ bỏ qua bệnh

Trong gia đình có 2 người bị sốt virus, thấy mệt mỏi, thỉnh thoảng sốt nhẹ, chị Bích nghĩ mình cũng bị lây bệnh nên đi khám để uống thuốc từ đầu cho nhanh khỏi. Không ngờ, kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị viêm gan B.

Sau 3 tuần điều trị viêm gan B cấp ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, chị Bích (Thanh Xuân, Hà Nội) hiện đã ổn định sức khỏe. Chị cho biết, thời gian đó, khu vực chị sống đang có dịch sốt virus, gia đình cũng vài người mắc. Vì thế, khi thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, chị đi khám, được chỉ định xét nghiệm thì kết quả cho thấy men gan cao. Làm trong ngành y, chị nhận biết ngay dấu hiệu không ổn nên đi khám chuyên khoa sâu, và được phát hiện bị viêm gan B cấp.

"Vài ngày sau, tình trạng bệnh của mình nặng lên nhanh chóng, da, mắt bắt đầu vàng, người mệt lả...", chị kể.

Các bác sĩ sau khi hỏi han và thực hiện các thăm khám, cho chị biết thực tế virus viêm gan B đã tồn tại trong cơ thể chị từ lâu, và gần đây, do chị uống thuốc giảm béo khiến gan phải làm việc nặng nhọc hơn nhiều nên suy yếu, tạo điều kiện cho virus viêm gan B bùng dậy, phát tác.

Bệnh nhân tiêm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Quốc gia. Ảnh: NP.

Nhập viện điều trị vì suy nhược cơ thể, anh Tùng (Vĩnh Phúc, Hà Nội) cũng bất ngờ khi được thông báo bị viêm gan B. Anh Tùng cho hay, thời gian gần đây, anh luôn thấy mệt mỏi và chán ăn. Không nghĩ mình bị bệnh gì, mỗi bữa ăn, anh Tùng thường cố gắng nhấp thêm chén rượu cho "đỡ nhạt miệng" để ăn được tốt hơn. Thế nhưng tình trạng kéo dài, ngày càng nặng thêm, tới mức anh lả người đi, không thể làm việc hay ăn uống gì, và phải nhập viện điều trị. Bác sĩ cho biết, anh nhiễm virus viêm gan B, không điều trị kịp thời, cộng với việc thường xuyên uống rượu khiến bệnh tăng nặng và đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Bác sĩ Mai Đình Cửu, Phó khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, bệnh nhân mắc viêm gan B giai đoạn đầu thường có các triệu chứng rất mơ hồ như mệt mỏi, chán ăn, tiểu hơi vàng, sốt nhẹ (ít gặp) nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành viêm gan B mãn tính và một số có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Cách tốt nhất để phát hiện bệnh là khám sức khỏe định kỳ, 3-6 tháng một lần. Từ đó bác sĩ có thể phát hiện bệnh đang ở giai đoạn nào và tư vấn cách điều trị.

Theo bác sĩ, có một số trường hợp người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B nhưng virus không hoạt động (gọi là ngủ đông), và khi gặp một tác nhân nào đó, như uống thuốc giảm béo gây độc cho gan, làm gan suy yếu, có thể khiến "đội quân" này bùng dậy hoạt động. Các yếu tố thuận lợi cho virus viêm gan B phát triển là:

- Uống thuốc nam, thuốc bắc không đảm bảo chất lượng, có chứa các yếu tố vi lượng, nấm mốc, dư lượng thuốc bảo quản;

- Ăn, uống các thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản;

- Dùng một số hóa chất xạ trị;

- Sử dụng thuốc chống lao;

- Lạm dụng thuốc hạ sốt, giảm đau (trên 10 g một ngày);

- Lạm dụng bia rượu (hay gặp ở nam giới).

Gan được ví như một nhà máy sinh hóa khổng lồ trong cơ thể. Mọi chất độc vào cơ thể đều qua gan xử lý. Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ dân số nhiễm virus viêm gan B khá cao, khoảng 15-25%.

Virus viêm gan B cũng có cơ chế lây nhiễm như virus HIV, qua các đường từ mẹ sang con, qua truyền máu và các chế phẩm máu, qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 10-100 lần virus HIV.

Bác sĩ Mai Đình Cửu cho biết, trong chu kỳ phát triển, khi vào gan, virus viêm gan B hòa vào máu nhưng một phần vẫn nằm trong tế bào gan, và phóng thích dần ra. Vì vậy, có những trường hợp từng bị bệnh, khi đã điều trị ổn định, xét nghiệm máu không còn virus, thì vẫn phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự dừng thuốc, bởi khi đó vẫn có nguy cơ bệnh bùng phát. Không những thế, việc tự ý dùng thuốc có hai cái hại: khiến cơ thể kháng thuốc, đồng thời có thể khiến bệnh tiến triển nặng, dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Vương Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét