Cuộc giải cứu con tin kinh điển trong lịch sử ngành công an

"Tôi hứa đáp ứng yêu cầu nhưng hắn không nghe, miệng luôn chửi tục. Tình thế rất cấp thiết, chúng tôi lo cháu bé không chết dưới bàn tay kẻ thủ ác thì cũng sẽ chết vì đói, khát".

Gần 30 năm gắn bó trong đội đặc nhiệm công an Hà Nội, ông Nguyễn Viết Chức cùng đồng đội triệt phá được nhiều băng nhóm có máu mặt vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, trong đó phải kể đến băng nhóm của Khánh Trắng, Phúc Bồ, Hiền sex... Đặc biệt, sự thành công trong vụ giải cứu con tin người Nhật ngoài sức tưởng tượng của ông nói riêng và các chiến sỹ cảnh sát hình sự nói chung.
Cuộc rượt đuổi đi vào lịch sử ngành công an
Rất nhiều lần, tôi chờ đợi và mong muốn được ông Nguyễn Viết Chức (Thượng tá, Phó trưởng công an quận Long Biên – Hà Nội) kể lại cho nghe vụ giải cứu con tin cách đây 14 năm, khi ông là Đội trưởng đội Đặc nhiệm nhưng ông đều từ chối. Ông cho rằng, nói về bản thân là một điều không nên. Tuy nhiên, cuối cùng sự kiên trì của tôi cũng không uổng công. Ông đồng ý tiếp tôi trong căn phòng nơi ông đang công tác hiện nay, tại công an quận Long Biên (Hà Nội).
Năm 1981, ông Nguyễn Viết Chức về phòng hình sự, công an Hà Nội, năm 1992 gọi là đội cảnh sát đặc biệt và trọng án, sau đổi thành đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm. Thời điểm đó, nhiều băng nhóm tội phạm nổi lên như Khánh Trắng, Phúc Bồ, Hiền sex... khiến dư luận kinh hãi. Đặc biệt là thời bao cấp, nên tội phạm cướp bóc là phần nhiều, điều nguy hiểm là đại đa số bọn chúng đều dùng vũ khí nóng để tấn công người dân một cách hung bạo.
Chính vì luôn phải tiếp xúc, ngăn chặn những đối tượng nguy hiểm, nên đội đặc nhiệm tuyển chọn những chiến sỹ công an luôn có ý thức kỷ luật cao, giỏi nghiệp vụ, say mê trong công việc. Trong những băng nhóm, những đối tượng “cộm cán” mà đội đặc nhiệm triệt phá có lẽ để lại nhiều dấu ấn nhất đối với ông là việc giải cứu con tin là con của cặp vợ chồng người Nhật Bản.
Trở lại vụ án cách đây 14 năm, ông Chức cho biết: “Hôm đó, ngày 20/4/1999, chúng tôi đang ngồi ở số 7 Thiền Quang, Hà Nội (trụ sở phòng CSHS), vừa đi bắt một đối tượng trong vụ án hình sự nhưng bất thành... anh em đang ngao ngán, đột nhiên có lệnh của cấp trên “yêu cầu anh em đội đặc nhiệm có mặt tại số nhà T42, Thụy Khuê (Hà Nội), để tham gia giải cứu cháu bé Sugimoto Torahiko khi đó mới được hơn 7 tháng tuổi”.
Ông Nguyễn Đức Nhanh, khi đó là Phó giám đốc công an Hà Nội giao cho đội đặc nhiệm tiếp cận đối tượng. Đặc biệt, lãnh đạo chỉ thị phải đảm bảo an toàn cho cháu bé và người dân, cũng như các chiến sỹ. Ông Chức cùng anh Nguyễn Thanh Hùng (khi đó là phó phòng), anh Nguyễn Phúc Quang (lúc đó là Trưởng công an quận Tây Hồ) tham gia vụ giải cứu. Tất cả nhanh chóng có mặt tại hiện trường.
Đối tượng yêu cầu phải cung cấp cho hắn một chiếc taxi, yêu cầu này của y được đáp ứng ngay. Và người tài xế không ai khác lại là mọt chiến sỹ đặc nhiệm, nhưng trong đồng phục của người lái taxi. Tất cả các đường ra vào ngôi nhà đã được các chiến sỹ vây kín.
Các trinh sát đặc nhiệm liên tục phóng loa, kêu gọi đối tượng đầu hàng, nhưng hắn tiếp tục khống chế cháu bé. Khi chiếc taxi tới sát căn hộ, đối tượng bế cháu bé lên ghế sau taxi, một tay vẫn gí dao vào cổ con tin. Hắn yêu cầu lái xe chạy với tốc độ cao, qua đường Phan Đình Phùng rồi chạy lên cầu Chương Dương, sau đó rẽ theo hướng quốc lộ 5 đi Hải Phòng.
Nhưng khi đi qua khu vực xã Như Quỳnh (Hải Dương), đột nhiên hắn lại yêu cầu lái xe quay ngược trở lại và đi theo hướng Bắc Ninh – Lạng Sơn. Suốt chặng đường gần 200km Hà Nội – Lạng Sơn, các trinh sát đặc nhiệm bám đuổi, một bên đối tượng đi xe taxi, một bên chiến sỹ đặc nhiệm chạy xe máy. “Nhiều lần, tôi áp sát xe của hắn để vận động, thuyết phục thả cháu bé, nhưng hắn vẫn ngoan cố, chưa hết hắn còn chửi tục và lăng mạ cảnh sát”, ông Chức nhớ lại.
Quyết định nổ súng
Ông Chức kể: “Khoảng 15h30 cùng ngày, đến khu vực ngã ba Than Muội (Chi Lăng, Lạng Sơn), trời tối và mây đen kéo đến khiến tầm nhìn bị hạn chế. Tình thế lúc này rất khó khăn và cháu bé có lẽ cũng xỉu vì đói và khát. May thay có chiếc xe tải án ngữ phía trước, tôi nhảy khỏi xe tiến đến cửa xe taxi để động viên tên lưu manh thả cháu bé. Tôi hứa sẽ đáp ứng yêu cầu của hắn, mặc dù vậy, hắn vẫn không nghe, miệng luôn chửi tục. Tình thế rất cấp thiết, chúng tôi lo lắng cháu bé không chết dưới bàn tay kẻ thủ ác thì cũng sẽ chết vì đói và khát.
Không còn phương án nào khác, tôi gọi điện về cho thủ trưởng, xin phép được nổ súng tiêu diệt đối tượng. Sau khi lãnh đạo đồng ý, tôi ra hiệu cho hắn cho cháu bé uống nước, đồng thời đưa chai nước cho hắn. Và chỉ chờ hắn đưa tay ra mở nắp chai nước, khi đó tôi sẽ nổ súng liền.
Tiếc là hắn đã không hành động như tôi dự định. Xe máy của tôi vẫn chạy áp sát đối tượng, tôi chỉ đợi hắn thiếu tập trung một giây để hành động. Bất ngờ, tôi vọt lên ngang cửa xe, tính toán thời cơ và nổ phát súng đầu tiên, nhưng rất tiếc viên đạn bị kẹt.
Bên trong xe tiếng chửi thề của tên lưu manh bật ra. Tôi vứt viên đạn ra khỏi nòng súng, bình tĩnh, nhưng cực kỳ mau lẹ và chuẩn xác tới từng milimet, tôi nhắm trúng cổ tên cướp và nổ phát súng thứ hai.
Trúng đạn, tên lưu manh gục xuống. Cùng lúc đó, anh Thanh Hùng lao tới bồi thêm viên đạn nữa vào tên ác ôn, lập tức anh em lao vào bế cháu bé một cách an toàn. Tuy cháu bé có bị xây xát nhưng không nguy hiểm tới tính mạng, chúng tôi nhanh chóng đưa cháu vào bệnh viện để sơ cứu”, ông Chức kể.
Tên lưu manh bất động hoàn toàn, lúc này anh em trong đội đưa đối tượng đi cấp cứu tại bệnh viên đa khoa Đồng Mỏ, sau đó chuyển hắn về bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội). Y tên thật là Nguyễn Hoàng Tuấn (SN 1972) quê ở Hưng Hà, Thái Bình, nhưng sinh sống ở Thái Nguyên.
Đòn cân não trong hành trình giải cứu
“Trở lại sự việc giải cứu cháu bé như đòn cân não đối với tôi nói riêng và với các chiến sỹ công an nói chung. Giả sử việc giải cứu không thành hoặc viên đạn không may trúng vào cháu bé (trong trường hợp đối tượng lấy cháu bé làm lá chắn sống cho y) không biết sự việc sẽ thế nào? Chính vì lý do đó nên rất cần sự sẻ chia, ủng hộ góp sức từ phía người dân trong những vụ án có tình huống ngàn cân treo sợi tóc như vậy”, ông Chức nói.
Cháu bé đã được bình phục sau khi giải cứu an toàn, trong niềm sướng vỡ òa của cha mẹ cũng như những người dân chứng kiến tại thời điểm đó. Điều đó càng thể hiện tốt mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong kịch bản giải cứu cháu bé, đối tượng sẽ bị tiêu diệt, ấy vậy mà y lại sống sót một cách ngoạn mục, ngoài sức tưởng tượng của những chiến sỹ đặc nhiệm chúng tôi. Và sau này, khi xét xử Nguyễn Hoàng Tuấn, tòa tuyên hắn án chung thân.
Cho đến bây giờ, ông Chức vẫn trăn trở về vụ án đó. Nếu hôm đó xảy ra sơ suất gì thì điều đó quả là rất phức tạp. Ông thổ lộ: “Sự việc đã 14 năm trôi qua. Tuy nhiên, đây là một trong những vụ án có thể nói là để đời đối với chúng tôi bởi tính chất nguy hiểm của vụ án cũng như sự lưu manh, liều lĩnh táo tợn của đối tượng bắt cóc”.
Ông Nguyễn Viết Chức hiện là Phó trưởng công an quận Long Biên. Vẫn vóc dáng nhanh nhẹn, nét mặt “hình sự” như ngày nào, nhưng bên trong ông luôn ẩn chứa tình cảm nhân hậu và sự bao dung. Ông luôn chia sẻ cùng các đồng nghiệp về chuyên môn cũng như phẩm chất mà người chiến sỹ công an cần có. Đó là giỏi nghiệp vụ, khôn khéo, mềm mỏng, nhưng cương quyết. Công việc và gia đình phải luôn hài hòa, đặc biệt là đức tính khiêm tốn.
Hết lòng vì sự an toàn của người dân
“Việc sử dụng súng trong truy bắt tội phảm là một điều các chiến sỹ cảnh sát hình sự luôn phải cân nhắc, tính toàn kỹ lưỡng, vì sự an toàn tính mạng của nạn nhân, người dân cũng như các chiến sỹ đang tham gia làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, việc bắt buộc phải nổ súng là điều các chiến sỹ luôn coi là tình huống tác chiến đặc biệt, cần phải cẩn trọng tuyệt đối”, ông Chức nói.
Theo ĐS & PL

Tin liên quan

0 nhận xét

0 nhận xét

Cuộc giải cứu con tin kinh điển trong lịch sử ngành công an

"Tôi hứa đáp ứng yêu cầu nhưng hắn không nghe, miệng luôn chửi tục. Tình thế rất cấp thiết, chúng tôi lo cháu bé không chết dưới bàn tay kẻ thủ ác thì cũng sẽ chết vì đói, khát".

Gần 30 năm gắn bó trong đội đặc nhiệm công an Hà Nội, ông Nguyễn Viết Chức cùng đồng đội triệt phá được nhiều băng nhóm có máu mặt vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, trong đó phải kể đến băng nhóm của Khánh Trắng, Phúc Bồ, Hiền sex... Đặc biệt, sự thành công trong vụ giải cứu con tin người Nhật ngoài sức tưởng tượng của ông nói riêng và các chiến sỹ cảnh sát hình sự nói chung.
Cuộc rượt đuổi đi vào lịch sử ngành công an
Rất nhiều lần, tôi chờ đợi và mong muốn được ông Nguyễn Viết Chức (Thượng tá, Phó trưởng công an quận Long Biên – Hà Nội) kể lại cho nghe vụ giải cứu con tin cách đây 14 năm, khi ông là Đội trưởng đội Đặc nhiệm nhưng ông đều từ chối. Ông cho rằng, nói về bản thân là một điều không nên. Tuy nhiên, cuối cùng sự kiên trì của tôi cũng không uổng công. Ông đồng ý tiếp tôi trong căn phòng nơi ông đang công tác hiện nay, tại công an quận Long Biên (Hà Nội).
Năm 1981, ông Nguyễn Viết Chức về phòng hình sự, công an Hà Nội, năm 1992 gọi là đội cảnh sát đặc biệt và trọng án, sau đổi thành đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm. Thời điểm đó, nhiều băng nhóm tội phạm nổi lên như Khánh Trắng, Phúc Bồ, Hiền sex... khiến dư luận kinh hãi. Đặc biệt là thời bao cấp, nên tội phạm cướp bóc là phần nhiều, điều nguy hiểm là đại đa số bọn chúng đều dùng vũ khí nóng để tấn công người dân một cách hung bạo.
Chính vì luôn phải tiếp xúc, ngăn chặn những đối tượng nguy hiểm, nên đội đặc nhiệm tuyển chọn những chiến sỹ công an luôn có ý thức kỷ luật cao, giỏi nghiệp vụ, say mê trong công việc. Trong những băng nhóm, những đối tượng “cộm cán” mà đội đặc nhiệm triệt phá có lẽ để lại nhiều dấu ấn nhất đối với ông là việc giải cứu con tin là con của cặp vợ chồng người Nhật Bản.
Trở lại vụ án cách đây 14 năm, ông Chức cho biết: “Hôm đó, ngày 20/4/1999, chúng tôi đang ngồi ở số 7 Thiền Quang, Hà Nội (trụ sở phòng CSHS), vừa đi bắt một đối tượng trong vụ án hình sự nhưng bất thành... anh em đang ngao ngán, đột nhiên có lệnh của cấp trên “yêu cầu anh em đội đặc nhiệm có mặt tại số nhà T42, Thụy Khuê (Hà Nội), để tham gia giải cứu cháu bé Sugimoto Torahiko khi đó mới được hơn 7 tháng tuổi”.
Ông Nguyễn Đức Nhanh, khi đó là Phó giám đốc công an Hà Nội giao cho đội đặc nhiệm tiếp cận đối tượng. Đặc biệt, lãnh đạo chỉ thị phải đảm bảo an toàn cho cháu bé và người dân, cũng như các chiến sỹ. Ông Chức cùng anh Nguyễn Thanh Hùng (khi đó là phó phòng), anh Nguyễn Phúc Quang (lúc đó là Trưởng công an quận Tây Hồ) tham gia vụ giải cứu. Tất cả nhanh chóng có mặt tại hiện trường.
Đối tượng yêu cầu phải cung cấp cho hắn một chiếc taxi, yêu cầu này của y được đáp ứng ngay. Và người tài xế không ai khác lại là mọt chiến sỹ đặc nhiệm, nhưng trong đồng phục của người lái taxi. Tất cả các đường ra vào ngôi nhà đã được các chiến sỹ vây kín.
Các trinh sát đặc nhiệm liên tục phóng loa, kêu gọi đối tượng đầu hàng, nhưng hắn tiếp tục khống chế cháu bé. Khi chiếc taxi tới sát căn hộ, đối tượng bế cháu bé lên ghế sau taxi, một tay vẫn gí dao vào cổ con tin. Hắn yêu cầu lái xe chạy với tốc độ cao, qua đường Phan Đình Phùng rồi chạy lên cầu Chương Dương, sau đó rẽ theo hướng quốc lộ 5 đi Hải Phòng.
Nhưng khi đi qua khu vực xã Như Quỳnh (Hải Dương), đột nhiên hắn lại yêu cầu lái xe quay ngược trở lại và đi theo hướng Bắc Ninh – Lạng Sơn. Suốt chặng đường gần 200km Hà Nội – Lạng Sơn, các trinh sát đặc nhiệm bám đuổi, một bên đối tượng đi xe taxi, một bên chiến sỹ đặc nhiệm chạy xe máy. “Nhiều lần, tôi áp sát xe của hắn để vận động, thuyết phục thả cháu bé, nhưng hắn vẫn ngoan cố, chưa hết hắn còn chửi tục và lăng mạ cảnh sát”, ông Chức nhớ lại.
Quyết định nổ súng
Ông Chức kể: “Khoảng 15h30 cùng ngày, đến khu vực ngã ba Than Muội (Chi Lăng, Lạng Sơn), trời tối và mây đen kéo đến khiến tầm nhìn bị hạn chế. Tình thế lúc này rất khó khăn và cháu bé có lẽ cũng xỉu vì đói và khát. May thay có chiếc xe tải án ngữ phía trước, tôi nhảy khỏi xe tiến đến cửa xe taxi để động viên tên lưu manh thả cháu bé. Tôi hứa sẽ đáp ứng yêu cầu của hắn, mặc dù vậy, hắn vẫn không nghe, miệng luôn chửi tục. Tình thế rất cấp thiết, chúng tôi lo lắng cháu bé không chết dưới bàn tay kẻ thủ ác thì cũng sẽ chết vì đói và khát.
Không còn phương án nào khác, tôi gọi điện về cho thủ trưởng, xin phép được nổ súng tiêu diệt đối tượng. Sau khi lãnh đạo đồng ý, tôi ra hiệu cho hắn cho cháu bé uống nước, đồng thời đưa chai nước cho hắn. Và chỉ chờ hắn đưa tay ra mở nắp chai nước, khi đó tôi sẽ nổ súng liền.
Tiếc là hắn đã không hành động như tôi dự định. Xe máy của tôi vẫn chạy áp sát đối tượng, tôi chỉ đợi hắn thiếu tập trung một giây để hành động. Bất ngờ, tôi vọt lên ngang cửa xe, tính toán thời cơ và nổ phát súng đầu tiên, nhưng rất tiếc viên đạn bị kẹt.
Bên trong xe tiếng chửi thề của tên lưu manh bật ra. Tôi vứt viên đạn ra khỏi nòng súng, bình tĩnh, nhưng cực kỳ mau lẹ và chuẩn xác tới từng milimet, tôi nhắm trúng cổ tên cướp và nổ phát súng thứ hai.
Trúng đạn, tên lưu manh gục xuống. Cùng lúc đó, anh Thanh Hùng lao tới bồi thêm viên đạn nữa vào tên ác ôn, lập tức anh em lao vào bế cháu bé một cách an toàn. Tuy cháu bé có bị xây xát nhưng không nguy hiểm tới tính mạng, chúng tôi nhanh chóng đưa cháu vào bệnh viện để sơ cứu”, ông Chức kể.
Tên lưu manh bất động hoàn toàn, lúc này anh em trong đội đưa đối tượng đi cấp cứu tại bệnh viên đa khoa Đồng Mỏ, sau đó chuyển hắn về bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội). Y tên thật là Nguyễn Hoàng Tuấn (SN 1972) quê ở Hưng Hà, Thái Bình, nhưng sinh sống ở Thái Nguyên.
Đòn cân não trong hành trình giải cứu
“Trở lại sự việc giải cứu cháu bé như đòn cân não đối với tôi nói riêng và với các chiến sỹ công an nói chung. Giả sử việc giải cứu không thành hoặc viên đạn không may trúng vào cháu bé (trong trường hợp đối tượng lấy cháu bé làm lá chắn sống cho y) không biết sự việc sẽ thế nào? Chính vì lý do đó nên rất cần sự sẻ chia, ủng hộ góp sức từ phía người dân trong những vụ án có tình huống ngàn cân treo sợi tóc như vậy”, ông Chức nói.
Cháu bé đã được bình phục sau khi giải cứu an toàn, trong niềm sướng vỡ òa của cha mẹ cũng như những người dân chứng kiến tại thời điểm đó. Điều đó càng thể hiện tốt mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong kịch bản giải cứu cháu bé, đối tượng sẽ bị tiêu diệt, ấy vậy mà y lại sống sót một cách ngoạn mục, ngoài sức tưởng tượng của những chiến sỹ đặc nhiệm chúng tôi. Và sau này, khi xét xử Nguyễn Hoàng Tuấn, tòa tuyên hắn án chung thân.
Cho đến bây giờ, ông Chức vẫn trăn trở về vụ án đó. Nếu hôm đó xảy ra sơ suất gì thì điều đó quả là rất phức tạp. Ông thổ lộ: “Sự việc đã 14 năm trôi qua. Tuy nhiên, đây là một trong những vụ án có thể nói là để đời đối với chúng tôi bởi tính chất nguy hiểm của vụ án cũng như sự lưu manh, liều lĩnh táo tợn của đối tượng bắt cóc”.
Ông Nguyễn Viết Chức hiện là Phó trưởng công an quận Long Biên. Vẫn vóc dáng nhanh nhẹn, nét mặt “hình sự” như ngày nào, nhưng bên trong ông luôn ẩn chứa tình cảm nhân hậu và sự bao dung. Ông luôn chia sẻ cùng các đồng nghiệp về chuyên môn cũng như phẩm chất mà người chiến sỹ công an cần có. Đó là giỏi nghiệp vụ, khôn khéo, mềm mỏng, nhưng cương quyết. Công việc và gia đình phải luôn hài hòa, đặc biệt là đức tính khiêm tốn.
Hết lòng vì sự an toàn của người dân
“Việc sử dụng súng trong truy bắt tội phảm là một điều các chiến sỹ cảnh sát hình sự luôn phải cân nhắc, tính toàn kỹ lưỡng, vì sự an toàn tính mạng của nạn nhân, người dân cũng như các chiến sỹ đang tham gia làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, việc bắt buộc phải nổ súng là điều các chiến sỹ luôn coi là tình huống tác chiến đặc biệt, cần phải cẩn trọng tuyệt đối”, ông Chức nói.
Theo ĐS & PL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét