Kiều nữ Hải Dương khóc vì bị coi là 'dâm nữ' lý giải sự thật

TT - Ngày 16-1, ông Nguyễn Tiến Thanh - tổng biên tập báo điện tử Người Đưa Tin - xác nhận đã nhận được đơn của hai luật sư đại diện cho bà Phạm Thị Thanh Ngọc - người được coi là “kiều nữ Hải Dương”.

Theo ông Nguyễn Tiến Thanh, chiều 15-1 hai luật sư trực tiếp tới tòa soạn báo Người Đưa Tin để gửi đơn. Ông Thanh cho biết phía luật sư không có giấy ủy quyền của “chị gọi là kiều nữ”, đơn thư luật sư gửi tới tòa soạn là bản viết tay photocopy. Ông Thanh nói nội dung đơn nhắc tới bà Phạm Thị Thanh Ngọc nào đó trong bài viết của báo nhưng trong bài báo lại không hề nhắc tới nhân vật bà Ngọc nào. “Vì lẽ đó người tiếp nhận từ chối nhận đơn hai luật sư trực tiếp gửi tại tòa soạn. Còn hiện nay bản thân tôi đã nhận được đơn qua đường hành chính. Chúng tôi hoàn toàn làm đúng quy trình” - ông Thanh nhấn mạnh.

Phải trả lời chính thức


Trong khi đó luật sư Vũ Anh - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Ngọc - nói bà Ngọc nhận thấy bài viết liên quan tới bản thân, với tư cách là một công dân, bà Ngọc gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng và đơn vị liên quan, trong đó có báo Người Đưa Tin. “Khi báo Người Đưa Tin tiếp nhận đơn, dù nội dung đơn đó đúng có liên quan tới cơ quan này hay không, theo luật khiếu nại tố cáo, luật báo chí thì họ phải có trả lời chính thức cho người gửi đơn” - ông Vũ Anh phân tích.

Liên quan tới phát ngôn của tổng biên tập báo Người Đưa Tin cho rằng bài viết trên báo không hề đề cập tới bà Ngọc mà chỉ là một nhân vật N. nào đó, luật sư Vũ Anh khẳng định những người trợ giúp pháp lý cho bà Ngọc có đủ lập luận và cơ sở pháp lý để chứng minh việc bài viết trên báo đề cập tới bà Ngọc. Về giấy ủy quyền, ông Vũ Anh cho biết do mới ở giai đoạn đầu của vụ việc nên luật sư cùng bà Ngọc chỉ gửi đơn tới tòa soạn chứ chưa xem xét các góc độ pháp lý khác.

“Quan điểm của chị Ngọc khi về nước là không muốn đẩy vụ việc này lên mức quá nghiêm trọng. Trước mắt chúng tôi chờ sự hợp tác và động thái tích cực của báo Người Đưa Tin. Nếu thuận lợi, có thể chị Ngọc sẽ tha thứ ở một chừng mực nào đó, còn nếu không sẽ khởi kiện ra tòa” - ông Vũ Anh nói. Về lá đơn tố cáo gửi công an Hải Dương, ông Vũ Anh cho biết đó là việc tố cáo liên quan tới trách nhiệm hình sự, cụ thể là tội vu khống, chủ thể tố cáo trong đơn là tác giả các bài báo trên báo Người Đưa Tin.
Báo chí phải thông tin đúng sự thật

Nhận xét về bài báo liên quan đến “kiều nữ Hải Dương”, luật sư Huỳnh Văn Nông - Đoàn luật sư TP.HCM - nói: “Xét về mặt khoa học y học, theo tôi được biết là không ai có khả năng quan hệ tình dục tới 30 lần trong hai ngày như thông tin bài báo viết. Vì sao một tờ báo lại đưa thông tin, miêu tả chi tiết vụ việc phi thực tế này là một câu hỏi mà những người có trách nhiệm trong việc quản lý báo chí cần phải trả lời. Dù với mục đích câu khách hay có động cơ khác, việc miêu tả một hành vi tình dục lệch lạc như vậy trên mặt báo là điều khó có thể chấp nhận”.

Theo luật sư Nông, dù trong nội dung bài viết chỉ ghi tên tắt của người phụ nữ mà bài báo ám chỉ, nhưng các thông tin như Việt kiều Mỹ, chụp hình ngôi nhà của người bị ám chỉ trên cũng có thể chứng minh được tờ báo đó muốn nói ai. “Theo tôi tìm hiểu thì hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc khi nào viết tên tắt của nhân vật trên báo, nhưng bản chất của báo chí là thông tin sự thật khách quan. Để thông tin được sự thật khách quan thì phải dựa trên diễn biến thực tế, có bằng chứng về sự thật khách quan diễn ra. Trong một số trường hợp, nhà báo, tờ báo có thể sử dụng tên viết tắt, thay đổi tên họ của nhân vật theo yêu cầu của nhân vật, hoặc vì mục đích bảo vệ nhân vật. Tuy nhiên, nhân vật đó phải là người thật, câu chuyện phải có thật, phải có đầy đủ bằng chứng về sự thật ấy thì mới được đăng tải”.

Đồng tình với ý kiến của luật sư Nông, luật sư Võ Xuân Trung - Đoàn luật sư TP.HCM - nói thêm: “Khi có đơn của bà Ngọc gửi đến cơ quan công an yêu cầu giải quyết sự việc thì cơ quan công an sẽ điều tra làm rõ có hay không sự việc như tờ báo đã đăng tải. Trong trường hợp không có sự việc như báo đăng thì phải làm rõ là người nào cung cấp tin bịa đặt, hay nhà báo tự bịa đặt”.

LÂM HOÀI - GIA MINH


Ví dụ cụ thể về sự câu khách


Theo ông Thuận Hữu - chủ tịch Hội Nhà báo VN, chưa bàn tới chuyện thông tin đúng hay sai, nhưng với việc nhiều tờ báo vào cuộc và thông tin dày đặc, liên tiếp về vụ việc này, xét ở góc độ xã hội là rất phản cảm. “Sau khi cơ quan pháp luật làm rõ, hội sẽ chính thức có tiếng nói” - ông Hữu nói.
Còn theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - phó chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, trong bài viết về “kiều nữ Hải Dương” dù tên nhân vật được viết tắt nhưng việc chụp ảnh ngôi nhà nhân vật có nghĩa là chưa giấu hết các dữ liệu liên quan, người đọc dễ dàng xác định được nhân vật. “Tôi cho rằng nên xem xét kỹ tất cả sự việc quanh vụ việc này, không chỉ là việc không che giấu các thông tin của nhân vật mà phải làm rõ nội dung bài viết nêu có thật hay không. Đứng ở góc độ độc giả, tôi đánh giá nội dung bài báo là câu khách, giật gân. Tại cuộc họp ngày 14-1 với các tổng biên tập báo đài trên cả nước, Ban Tuyên giáo trung ương cũng nhấn mạnh cần phải dẹp ngay những tác phẩm báo chí câu khách, giật gân. Và bài viết này là một ví dụ cụ thể về sự câu khách, giật gân đó” - ông Nhân nói.

-------------------------------------------------------
Xem clip:

Tin liên quan

0 nhận xét

0 nhận xét

Kiều nữ Hải Dương khóc vì bị coi là 'dâm nữ' lý giải sự thật

TT - Ngày 16-1, ông Nguyễn Tiến Thanh - tổng biên tập báo điện tử Người Đưa Tin - xác nhận đã nhận được đơn của hai luật sư đại diện cho bà Phạm Thị Thanh Ngọc - người được coi là “kiều nữ Hải Dương”.

Theo ông Nguyễn Tiến Thanh, chiều 15-1 hai luật sư trực tiếp tới tòa soạn báo Người Đưa Tin để gửi đơn. Ông Thanh cho biết phía luật sư không có giấy ủy quyền của “chị gọi là kiều nữ”, đơn thư luật sư gửi tới tòa soạn là bản viết tay photocopy. Ông Thanh nói nội dung đơn nhắc tới bà Phạm Thị Thanh Ngọc nào đó trong bài viết của báo nhưng trong bài báo lại không hề nhắc tới nhân vật bà Ngọc nào. “Vì lẽ đó người tiếp nhận từ chối nhận đơn hai luật sư trực tiếp gửi tại tòa soạn. Còn hiện nay bản thân tôi đã nhận được đơn qua đường hành chính. Chúng tôi hoàn toàn làm đúng quy trình” - ông Thanh nhấn mạnh.

Phải trả lời chính thức


Trong khi đó luật sư Vũ Anh - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Ngọc - nói bà Ngọc nhận thấy bài viết liên quan tới bản thân, với tư cách là một công dân, bà Ngọc gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng và đơn vị liên quan, trong đó có báo Người Đưa Tin. “Khi báo Người Đưa Tin tiếp nhận đơn, dù nội dung đơn đó đúng có liên quan tới cơ quan này hay không, theo luật khiếu nại tố cáo, luật báo chí thì họ phải có trả lời chính thức cho người gửi đơn” - ông Vũ Anh phân tích.

Liên quan tới phát ngôn của tổng biên tập báo Người Đưa Tin cho rằng bài viết trên báo không hề đề cập tới bà Ngọc mà chỉ là một nhân vật N. nào đó, luật sư Vũ Anh khẳng định những người trợ giúp pháp lý cho bà Ngọc có đủ lập luận và cơ sở pháp lý để chứng minh việc bài viết trên báo đề cập tới bà Ngọc. Về giấy ủy quyền, ông Vũ Anh cho biết do mới ở giai đoạn đầu của vụ việc nên luật sư cùng bà Ngọc chỉ gửi đơn tới tòa soạn chứ chưa xem xét các góc độ pháp lý khác.

“Quan điểm của chị Ngọc khi về nước là không muốn đẩy vụ việc này lên mức quá nghiêm trọng. Trước mắt chúng tôi chờ sự hợp tác và động thái tích cực của báo Người Đưa Tin. Nếu thuận lợi, có thể chị Ngọc sẽ tha thứ ở một chừng mực nào đó, còn nếu không sẽ khởi kiện ra tòa” - ông Vũ Anh nói. Về lá đơn tố cáo gửi công an Hải Dương, ông Vũ Anh cho biết đó là việc tố cáo liên quan tới trách nhiệm hình sự, cụ thể là tội vu khống, chủ thể tố cáo trong đơn là tác giả các bài báo trên báo Người Đưa Tin.
Báo chí phải thông tin đúng sự thật

Nhận xét về bài báo liên quan đến “kiều nữ Hải Dương”, luật sư Huỳnh Văn Nông - Đoàn luật sư TP.HCM - nói: “Xét về mặt khoa học y học, theo tôi được biết là không ai có khả năng quan hệ tình dục tới 30 lần trong hai ngày như thông tin bài báo viết. Vì sao một tờ báo lại đưa thông tin, miêu tả chi tiết vụ việc phi thực tế này là một câu hỏi mà những người có trách nhiệm trong việc quản lý báo chí cần phải trả lời. Dù với mục đích câu khách hay có động cơ khác, việc miêu tả một hành vi tình dục lệch lạc như vậy trên mặt báo là điều khó có thể chấp nhận”.

Theo luật sư Nông, dù trong nội dung bài viết chỉ ghi tên tắt của người phụ nữ mà bài báo ám chỉ, nhưng các thông tin như Việt kiều Mỹ, chụp hình ngôi nhà của người bị ám chỉ trên cũng có thể chứng minh được tờ báo đó muốn nói ai. “Theo tôi tìm hiểu thì hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc khi nào viết tên tắt của nhân vật trên báo, nhưng bản chất của báo chí là thông tin sự thật khách quan. Để thông tin được sự thật khách quan thì phải dựa trên diễn biến thực tế, có bằng chứng về sự thật khách quan diễn ra. Trong một số trường hợp, nhà báo, tờ báo có thể sử dụng tên viết tắt, thay đổi tên họ của nhân vật theo yêu cầu của nhân vật, hoặc vì mục đích bảo vệ nhân vật. Tuy nhiên, nhân vật đó phải là người thật, câu chuyện phải có thật, phải có đầy đủ bằng chứng về sự thật ấy thì mới được đăng tải”.

Đồng tình với ý kiến của luật sư Nông, luật sư Võ Xuân Trung - Đoàn luật sư TP.HCM - nói thêm: “Khi có đơn của bà Ngọc gửi đến cơ quan công an yêu cầu giải quyết sự việc thì cơ quan công an sẽ điều tra làm rõ có hay không sự việc như tờ báo đã đăng tải. Trong trường hợp không có sự việc như báo đăng thì phải làm rõ là người nào cung cấp tin bịa đặt, hay nhà báo tự bịa đặt”.

LÂM HOÀI - GIA MINH


Ví dụ cụ thể về sự câu khách


Theo ông Thuận Hữu - chủ tịch Hội Nhà báo VN, chưa bàn tới chuyện thông tin đúng hay sai, nhưng với việc nhiều tờ báo vào cuộc và thông tin dày đặc, liên tiếp về vụ việc này, xét ở góc độ xã hội là rất phản cảm. “Sau khi cơ quan pháp luật làm rõ, hội sẽ chính thức có tiếng nói” - ông Hữu nói.
Còn theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - phó chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, trong bài viết về “kiều nữ Hải Dương” dù tên nhân vật được viết tắt nhưng việc chụp ảnh ngôi nhà nhân vật có nghĩa là chưa giấu hết các dữ liệu liên quan, người đọc dễ dàng xác định được nhân vật. “Tôi cho rằng nên xem xét kỹ tất cả sự việc quanh vụ việc này, không chỉ là việc không che giấu các thông tin của nhân vật mà phải làm rõ nội dung bài viết nêu có thật hay không. Đứng ở góc độ độc giả, tôi đánh giá nội dung bài báo là câu khách, giật gân. Tại cuộc họp ngày 14-1 với các tổng biên tập báo đài trên cả nước, Ban Tuyên giáo trung ương cũng nhấn mạnh cần phải dẹp ngay những tác phẩm báo chí câu khách, giật gân. Và bài viết này là một ví dụ cụ thể về sự câu khách, giật gân đó” - ông Nhân nói.

-------------------------------------------------------
Xem clip:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét