TT - Cần sớm tổ chức việc giáo dục và tuyên truyền rộng nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn mà Việt Nam vừa ký kết để bớt xảy ra những vụ việc đáng tiếc.
Đã có những cái chết tức tưởi và những vụ khởi tố bắt giam nhân viên công lực, mà lẽ ra không được phép xảy ra, như vụ mới nhất xảy ra hôm 27-11 vừa qua ở Đắk Lắk khi hai công dân, bị nghi là đã bắt trộm bò của một công dân khác, nên bị công an xã triệu tập làm rõ. Không rõ điều tra như thế nào mà một công dân khai nhận đã trộm bò, trong khi một công dân khác không chịu nhận dẫn đến việc hai công an viên thượng cẳng chân hạ cẳng tay đến đầu giờ chiều thì gia đình công dân này được báo là thân nhân của họ đã chết tại bệnh viện. Công an tỉnh đã khám nghiệm tử thi người thiệt mạng. 10 ngày sau, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng hai công an viên liên quan về hành vi giết người.
Vụ này na ná vụ một công dân khác, lần này ở Hà Nội, vì bị nghi là liên quan đến một vụ trộm xe gắn máy và do không xuất trình được giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe nên bị công an huyện mời về trụ sở. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, trong lúc lấy lời khai, cho rằng công dân này không khai báo nên cán bộ điều tra đã xông vào tát, sau đó một số công an khác chạy đến đấm và đạp... Ít phút sau, công dân nọ gục xuống... Ngày 10-4 năm nay, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên xử bảy công an liên quan trên. Hội đồng xét xử nhận xét các cựu công an này biết việc dùng vũ lực đánh người là không được phép nhưng vẫn thực hiện.
Sau những vụ như vụ này, công luận đã bức xúc bình phẩm nhiều. Có ý kiến nêu ra hai vấn đề: “Không hiểu rằng công an có được học nghiệp vụ về hỏi cung không, hay nghiệp vụ hỏi cung là vậy sao? Bao giờ thì thay đổi được?”.
Trong bối cảnh mới vừa ký kết Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá” (gọi tắt là Công ước chống tra tấn) hôm 7-11 vừa qua, có thể thử nêu giả thiết sau: nếu như công ước trên đã được học tập rộng rãi, sâu sắc trước và sau khi ký,và rằng đại đa số nhân viên các ngành liên quan đã được biết, hiểu đủ và đúng tinh thần công ước đó, có lẽ vụ công dân ở Đắk Lắk phải thiệt mạng hôm 27-11 đã có thể tránh khỏi.
Tin rằng đây không phải là một giả tưởng mà là một niềm tin, do lẽ chính báo Nhân Dân (ngày 8-11-2013) khi loan tin ký kết công ước này đã nhấn mạnh “đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn”, và đề xuất “tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân...”.
Trở lại vụ ở Đắk Lắk hôm 27- 11, tức 20 ngày sau khi công ước được ký, nếu như hai công an viên nọ đã sớm được giáo dục ngay về công ước này thì họ đã có thể biết và hiểu rằng “tra tấn có nghĩa là bất cứ hành vi nào qua đó cố tình gây ra đau đớn hay đau khổ nghiêm trọng, bất kể vật chất hay tinh thần, nhắm vào một người nhằm mục đích thu được từ người ấy hay một người thứ ba thông tin hay tự khai...”. (điều 1, khoản 1 công ước) và có lẽ công dân nọ đã không phải chết vì... công dân kia đã khai nhận, sao công dân nọ lại không chịu nhận? Thậm chí công dân đã chịu khai nhận kia cũng sẽ không khai nhận nếu như bản thân công dân ấy cùng các công an viên nọ đều biết và hiểu rằng: “Mọi lời khai được xem là kết quả của sự tra tấn sẽ không được viện dẫn như là chứng cứ trong mọi tiến trình xét xử nào, ngoại trừ việc dùng như là chứng cứ chống lại một ai đã tra tấn để lấy lời khai đó” (điều 15 công ước).
Có thể tin chắc rằng công ước này đã được ký vì muốn nhằm tiến đến chấm dứt những hành vi phi pháp và đáng tiếc đó. Việc ngày 9-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam các công an viên này về hành vi giết người là một minh chứng cho ý muốn thay đổi đó. Có thể tin rằng sẽ sớm tổ chức học công ước này, không nhất thiết học thuộc lòng cả 33 điều của công ước mà Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua cách đây đúng 29 năm, vào ngày 10-12-1984, mà chỉ cần biết, hiểu, nhớ và tuân thủ hai điều 1 và 15 căn bản nêu trên; và nhờ đó sẽ bớt xảy ra những vụ việc thương tâm và đáng tiếc tương tự.
Home »
Để bớt xảy ra những vụ việc đáng tiếc
TT - Cần sớm tổ chức việc giáo dục và tuyên truyền rộng nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn mà Việt Nam vừa ký kết để bớt xảy ra những vụ việc đáng tiếc.
Đã có những cái chết tức tưởi và những vụ khởi tố bắt giam nhân viên công lực, mà lẽ ra không được phép xảy ra, như vụ mới nhất xảy ra hôm 27-11 vừa qua ở Đắk Lắk khi hai công dân, bị nghi là đã bắt trộm bò của một công dân khác, nên bị công an xã triệu tập làm rõ. Không rõ điều tra như thế nào mà một công dân khai nhận đã trộm bò, trong khi một công dân khác không chịu nhận dẫn đến việc hai công an viên thượng cẳng chân hạ cẳng tay đến đầu giờ chiều thì gia đình công dân này được báo là thân nhân của họ đã chết tại bệnh viện. Công an tỉnh đã khám nghiệm tử thi người thiệt mạng. 10 ngày sau, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng hai công an viên liên quan về hành vi giết người.
Vụ này na ná vụ một công dân khác, lần này ở Hà Nội, vì bị nghi là liên quan đến một vụ trộm xe gắn máy và do không xuất trình được giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe nên bị công an huyện mời về trụ sở. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, trong lúc lấy lời khai, cho rằng công dân này không khai báo nên cán bộ điều tra đã xông vào tát, sau đó một số công an khác chạy đến đấm và đạp... Ít phút sau, công dân nọ gục xuống... Ngày 10-4 năm nay, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên xử bảy công an liên quan trên. Hội đồng xét xử nhận xét các cựu công an này biết việc dùng vũ lực đánh người là không được phép nhưng vẫn thực hiện.
Sau những vụ như vụ này, công luận đã bức xúc bình phẩm nhiều. Có ý kiến nêu ra hai vấn đề: “Không hiểu rằng công an có được học nghiệp vụ về hỏi cung không, hay nghiệp vụ hỏi cung là vậy sao? Bao giờ thì thay đổi được?”.
Trong bối cảnh mới vừa ký kết Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá” (gọi tắt là Công ước chống tra tấn) hôm 7-11 vừa qua, có thể thử nêu giả thiết sau: nếu như công ước trên đã được học tập rộng rãi, sâu sắc trước và sau khi ký,và rằng đại đa số nhân viên các ngành liên quan đã được biết, hiểu đủ và đúng tinh thần công ước đó, có lẽ vụ công dân ở Đắk Lắk phải thiệt mạng hôm 27-11 đã có thể tránh khỏi.
Tin rằng đây không phải là một giả tưởng mà là một niềm tin, do lẽ chính báo Nhân Dân (ngày 8-11-2013) khi loan tin ký kết công ước này đã nhấn mạnh “đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn”, và đề xuất “tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân...”.
Trở lại vụ ở Đắk Lắk hôm 27- 11, tức 20 ngày sau khi công ước được ký, nếu như hai công an viên nọ đã sớm được giáo dục ngay về công ước này thì họ đã có thể biết và hiểu rằng “tra tấn có nghĩa là bất cứ hành vi nào qua đó cố tình gây ra đau đớn hay đau khổ nghiêm trọng, bất kể vật chất hay tinh thần, nhắm vào một người nhằm mục đích thu được từ người ấy hay một người thứ ba thông tin hay tự khai...”. (điều 1, khoản 1 công ước) và có lẽ công dân nọ đã không phải chết vì... công dân kia đã khai nhận, sao công dân nọ lại không chịu nhận? Thậm chí công dân đã chịu khai nhận kia cũng sẽ không khai nhận nếu như bản thân công dân ấy cùng các công an viên nọ đều biết và hiểu rằng: “Mọi lời khai được xem là kết quả của sự tra tấn sẽ không được viện dẫn như là chứng cứ trong mọi tiến trình xét xử nào, ngoại trừ việc dùng như là chứng cứ chống lại một ai đã tra tấn để lấy lời khai đó” (điều 15 công ước).
Có thể tin chắc rằng công ước này đã được ký vì muốn nhằm tiến đến chấm dứt những hành vi phi pháp và đáng tiếc đó. Việc ngày 9-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam các công an viên này về hành vi giết người là một minh chứng cho ý muốn thay đổi đó. Có thể tin rằng sẽ sớm tổ chức học công ước này, không nhất thiết học thuộc lòng cả 33 điều của công ước mà Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua cách đây đúng 29 năm, vào ngày 10-12-1984, mà chỉ cần biết, hiểu, nhớ và tuân thủ hai điều 1 và 15 căn bản nêu trên; và nhờ đó sẽ bớt xảy ra những vụ việc thương tâm và đáng tiếc tương tự.
Đã có những cái chết tức tưởi và những vụ khởi tố bắt giam nhân viên công lực, mà lẽ ra không được phép xảy ra, như vụ mới nhất xảy ra hôm 27-11 vừa qua ở Đắk Lắk khi hai công dân, bị nghi là đã bắt trộm bò của một công dân khác, nên bị công an xã triệu tập làm rõ. Không rõ điều tra như thế nào mà một công dân khai nhận đã trộm bò, trong khi một công dân khác không chịu nhận dẫn đến việc hai công an viên thượng cẳng chân hạ cẳng tay đến đầu giờ chiều thì gia đình công dân này được báo là thân nhân của họ đã chết tại bệnh viện. Công an tỉnh đã khám nghiệm tử thi người thiệt mạng. 10 ngày sau, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng hai công an viên liên quan về hành vi giết người.
Vụ này na ná vụ một công dân khác, lần này ở Hà Nội, vì bị nghi là liên quan đến một vụ trộm xe gắn máy và do không xuất trình được giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe nên bị công an huyện mời về trụ sở. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, trong lúc lấy lời khai, cho rằng công dân này không khai báo nên cán bộ điều tra đã xông vào tát, sau đó một số công an khác chạy đến đấm và đạp... Ít phút sau, công dân nọ gục xuống... Ngày 10-4 năm nay, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên xử bảy công an liên quan trên. Hội đồng xét xử nhận xét các cựu công an này biết việc dùng vũ lực đánh người là không được phép nhưng vẫn thực hiện.
Sau những vụ như vụ này, công luận đã bức xúc bình phẩm nhiều. Có ý kiến nêu ra hai vấn đề: “Không hiểu rằng công an có được học nghiệp vụ về hỏi cung không, hay nghiệp vụ hỏi cung là vậy sao? Bao giờ thì thay đổi được?”.
Trong bối cảnh mới vừa ký kết Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá” (gọi tắt là Công ước chống tra tấn) hôm 7-11 vừa qua, có thể thử nêu giả thiết sau: nếu như công ước trên đã được học tập rộng rãi, sâu sắc trước và sau khi ký,và rằng đại đa số nhân viên các ngành liên quan đã được biết, hiểu đủ và đúng tinh thần công ước đó, có lẽ vụ công dân ở Đắk Lắk phải thiệt mạng hôm 27-11 đã có thể tránh khỏi.
Tin rằng đây không phải là một giả tưởng mà là một niềm tin, do lẽ chính báo Nhân Dân (ngày 8-11-2013) khi loan tin ký kết công ước này đã nhấn mạnh “đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn”, và đề xuất “tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân...”.
Trở lại vụ ở Đắk Lắk hôm 27- 11, tức 20 ngày sau khi công ước được ký, nếu như hai công an viên nọ đã sớm được giáo dục ngay về công ước này thì họ đã có thể biết và hiểu rằng “tra tấn có nghĩa là bất cứ hành vi nào qua đó cố tình gây ra đau đớn hay đau khổ nghiêm trọng, bất kể vật chất hay tinh thần, nhắm vào một người nhằm mục đích thu được từ người ấy hay một người thứ ba thông tin hay tự khai...”. (điều 1, khoản 1 công ước) và có lẽ công dân nọ đã không phải chết vì... công dân kia đã khai nhận, sao công dân nọ lại không chịu nhận? Thậm chí công dân đã chịu khai nhận kia cũng sẽ không khai nhận nếu như bản thân công dân ấy cùng các công an viên nọ đều biết và hiểu rằng: “Mọi lời khai được xem là kết quả của sự tra tấn sẽ không được viện dẫn như là chứng cứ trong mọi tiến trình xét xử nào, ngoại trừ việc dùng như là chứng cứ chống lại một ai đã tra tấn để lấy lời khai đó” (điều 15 công ước).
Có thể tin chắc rằng công ước này đã được ký vì muốn nhằm tiến đến chấm dứt những hành vi phi pháp và đáng tiếc đó. Việc ngày 9-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam các công an viên này về hành vi giết người là một minh chứng cho ý muốn thay đổi đó. Có thể tin rằng sẽ sớm tổ chức học công ước này, không nhất thiết học thuộc lòng cả 33 điều của công ước mà Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua cách đây đúng 29 năm, vào ngày 10-12-1984, mà chỉ cần biết, hiểu, nhớ và tuân thủ hai điều 1 và 15 căn bản nêu trên; và nhờ đó sẽ bớt xảy ra những vụ việc thương tâm và đáng tiếc tương tự.
Tin liên quan
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đừng bỏ qua
Đừng bỏ qua
TopTrong tuần
- thằng bạn bá đạo
- Truyện: Xin đừng coi là bạn
- Đơn xin đăng ký kết hôn với người lĩnh án tử: Chưa có tiền lệ
- Công an điều tra vụ cô giáo Bắc Giang bị tung ảnh “nóng”
- Diễm Hương gợi cảm với sơ mi trắng giấu quần
- Những nữ sinh xinh đẹp, học cực giỏi hút hồn cư dân mạng
- Shock với chàng trai đánh đạp, lên gối cô gái đến ngất giữa phố
- Hà Nội T&T đại thắng đối thủ Ấn Độ tại C1 châu Á
- Review kẹo béo cực bựa
- Đà Lạt: Thảm án kinh hoàng vợ chết cứng, chồng thoi thóp
0 nhận xét