Bị băng huyết sau khi mổ lấy thai, sản phụ Nguyễn Thị Loan được Bệnh viện Sơn Tây truyền 16 đơn vị máu nhóm B. Tuy nhiên, theo kết quả xét nghiệm tại một bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội chị lại có nhóm máu AB.
Trước đó, sản phụ 22 tuổi Nguyễn Thị Loan có đến Bệnh viện Sơn Tây để khám và sau đó nhập viện. Ông Nguyễn Đình Đính, Phó giám đốc Bệnh viện Sơn Tây cho biết, tối muộn ngày 21/10, các bác sĩ tại đây đã tiến hành mổ lần thứ nhất để lấy thai do sản phụ Loan bị rau tiền đạo. Đến 5h sáng hôm sau, bệnh nhân có dấu hiệu bị rối loạn đông máu và băng huyết. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, mổ cắt tử cung bán phần để cầm máu, sau đó tiến hành truyền máu.
Sản phụ Loan được Bệnh viện Sơn Tây xác định có nhóm máu B. "Sau mổ tình trạng bệnh nhân tạm ổn nhưng vì tiên lượng tình trạng rối loạn đông máu có thể diễn biến phức tạp, nguy cơ chảy máu tiếp theo vẫn còn nên chúng tôi quyết định chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vào sáng ngày 23/10. Tính đến lúc chuyển viện, Bệnh viện Sơn Tây đã truyền cho sản phụ 16 đơn vị máu nhóm B", ông Đính nói.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho VnExpress biết, sản phụ Loan là một bệnh nhân đặc biệt, được chuyển đến từ Bệnh viện Sơn Tây trong tình trạng rất nặng. Sản phụ này bị chảy máu sau khi mổ lấy thai nên phải truyền máu vào. Về nguyên tắc trước khi truyền máu, bệnh viện phải làm xét nghiệm xác định lại nhóm máu. Có 4 nhóm máu: 0, A, B và AB (có kháng nguyên A và B) và ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.
"Tuy nhiên, kết quả lại thấy xuất hiện cả kháng nguyên A và B; làm xét nghiệm 4 lần để khẳng định thì kết quả tại thời điểm đó sản phụ có nhóm máu AB. Sau khi hỏi ý kiến các chuyên gia, chúng tôi quyết định chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, theo tôi được biết, bệnh viện cũng làm xét nghiệm 4 lần và vẫn thấy xuất hiện kháng nguyên A và B; nhưng sau 2 ngày hồi sức thì lại là nhóm máu B. Tôi cũng không rõ vì sao lại có sự việc này", ông Ánh cho biết thêm.
Trong giấy chuyển viện từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sang Bệnh viện Bạch Mai, hồ sơ bệnh án của sản phụ Nguyễn Thị Loan có ghi: "Nghi ngờ do truyền nhầm nhóm máu từ tuyến dưới chuyển lên".
Về việc nghi ngờ có truyền nhầm nhóm máu cho sản phụ Loan, Giám đốc Bệnh viện Sơn Tây Nguyễn Đình Đính cho biết: "Tôi nghe nhân viên thông báo qua điện thoại không biết có chính xác hay không là Bệnh viện Sơn Tây đã truyền nhầm máu nên phải cho chuyển bệnh nhân từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sang Bệnh viện Bạch Mai. Nhưng chuyển sang đây lại có kết luận chính thức của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai là 'xác định gốc là máu B'. Như vậy là chúng tôi đã truyền máu không sai".
Bệnh viện đa khoa Sơn Tây khẳng định truyền đúng nhóm máu B cho sản phụ Loan. Ảnh: N.P.
Sản phụ Loan đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Đại diện bệnh viện cho biết đang tập trung cứu chữa cho bệnh nhân và sẽ sớm công bố nguyên nhân của sự việc trên khi có kết luận cuối cùng. Ngày 1/11, Bộ Y tế cũng đã có công văn yêu cầu Sở Y tế Hà Nội kiểm tra thông tin trên và gửi văn bản trả lời Bộ chậm nhất là ngày 5/11.
Theo một chuyên gia về huyết học thì về nguyên tắc, trong suốt cuộc đời nhóm máu của một người không thay đổi, trừ trong một số trường hợp mắc bệnh ác tính. Về trường hợp sản phụ này, bản thân ông không trực tiếp làm nên rất khó có thể nói vì sao có sự khác biệt này.
Một chuyên gia đầu ngành về Hóa Sinh tại Hà Nội cho biết, về nguyên tắc tốt nhất là nhóm máu nào truyền cho nhóm máu đó, B thì phải truyền cho B. Trong một số trường hợp nhất định có thể lấy nhóm O và AB để truyền cho B, tuy nhiên phải thử, trộn lẫn xem có phản ứng có bị ngưng kết không mới truyền, nếu không sẽ rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong dễ dàng.
Theo ông, đời sống tối đa của hồng cầu là 120 ngày, trung bình khoảng 60 ngày. Nghĩa là khi hồng cầu trong máu được truyền chết đi thì cơ thể sẽ trở lại về đúng nhóm máu của mình.
Trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu “hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh người nhận" và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và truyền với tốc độ rất chậm.
Nam Phương
Home » tin tức xã hội »
Bệnh viện bị nghi truyền nhầm máu cho sản phụ
Bị băng huyết sau khi mổ lấy thai, sản phụ Nguyễn Thị Loan được Bệnh viện Sơn Tây truyền 16 đơn vị máu nhóm B. Tuy nhiên, theo kết quả xét nghiệm tại một bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội chị lại có nhóm máu AB.
Trước đó, sản phụ 22 tuổi Nguyễn Thị Loan có đến Bệnh viện Sơn Tây để khám và sau đó nhập viện. Ông Nguyễn Đình Đính, Phó giám đốc Bệnh viện Sơn Tây cho biết, tối muộn ngày 21/10, các bác sĩ tại đây đã tiến hành mổ lần thứ nhất để lấy thai do sản phụ Loan bị rau tiền đạo. Đến 5h sáng hôm sau, bệnh nhân có dấu hiệu bị rối loạn đông máu và băng huyết. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, mổ cắt tử cung bán phần để cầm máu, sau đó tiến hành truyền máu.
Sản phụ Loan được Bệnh viện Sơn Tây xác định có nhóm máu B. "Sau mổ tình trạng bệnh nhân tạm ổn nhưng vì tiên lượng tình trạng rối loạn đông máu có thể diễn biến phức tạp, nguy cơ chảy máu tiếp theo vẫn còn nên chúng tôi quyết định chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vào sáng ngày 23/10. Tính đến lúc chuyển viện, Bệnh viện Sơn Tây đã truyền cho sản phụ 16 đơn vị máu nhóm B", ông Đính nói.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho VnExpress biết, sản phụ Loan là một bệnh nhân đặc biệt, được chuyển đến từ Bệnh viện Sơn Tây trong tình trạng rất nặng. Sản phụ này bị chảy máu sau khi mổ lấy thai nên phải truyền máu vào. Về nguyên tắc trước khi truyền máu, bệnh viện phải làm xét nghiệm xác định lại nhóm máu. Có 4 nhóm máu: 0, A, B và AB (có kháng nguyên A và B) và ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.
"Tuy nhiên, kết quả lại thấy xuất hiện cả kháng nguyên A và B; làm xét nghiệm 4 lần để khẳng định thì kết quả tại thời điểm đó sản phụ có nhóm máu AB. Sau khi hỏi ý kiến các chuyên gia, chúng tôi quyết định chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, theo tôi được biết, bệnh viện cũng làm xét nghiệm 4 lần và vẫn thấy xuất hiện kháng nguyên A và B; nhưng sau 2 ngày hồi sức thì lại là nhóm máu B. Tôi cũng không rõ vì sao lại có sự việc này", ông Ánh cho biết thêm.
Trong giấy chuyển viện từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sang Bệnh viện Bạch Mai, hồ sơ bệnh án của sản phụ Nguyễn Thị Loan có ghi: "Nghi ngờ do truyền nhầm nhóm máu từ tuyến dưới chuyển lên".
Về việc nghi ngờ có truyền nhầm nhóm máu cho sản phụ Loan, Giám đốc Bệnh viện Sơn Tây Nguyễn Đình Đính cho biết: "Tôi nghe nhân viên thông báo qua điện thoại không biết có chính xác hay không là Bệnh viện Sơn Tây đã truyền nhầm máu nên phải cho chuyển bệnh nhân từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sang Bệnh viện Bạch Mai. Nhưng chuyển sang đây lại có kết luận chính thức của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai là 'xác định gốc là máu B'. Như vậy là chúng tôi đã truyền máu không sai".
Bệnh viện đa khoa Sơn Tây khẳng định truyền đúng nhóm máu B cho sản phụ Loan. Ảnh: N.P.
Sản phụ Loan đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Đại diện bệnh viện cho biết đang tập trung cứu chữa cho bệnh nhân và sẽ sớm công bố nguyên nhân của sự việc trên khi có kết luận cuối cùng. Ngày 1/11, Bộ Y tế cũng đã có công văn yêu cầu Sở Y tế Hà Nội kiểm tra thông tin trên và gửi văn bản trả lời Bộ chậm nhất là ngày 5/11.
Theo một chuyên gia về huyết học thì về nguyên tắc, trong suốt cuộc đời nhóm máu của một người không thay đổi, trừ trong một số trường hợp mắc bệnh ác tính. Về trường hợp sản phụ này, bản thân ông không trực tiếp làm nên rất khó có thể nói vì sao có sự khác biệt này.
Một chuyên gia đầu ngành về Hóa Sinh tại Hà Nội cho biết, về nguyên tắc tốt nhất là nhóm máu nào truyền cho nhóm máu đó, B thì phải truyền cho B. Trong một số trường hợp nhất định có thể lấy nhóm O và AB để truyền cho B, tuy nhiên phải thử, trộn lẫn xem có phản ứng có bị ngưng kết không mới truyền, nếu không sẽ rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong dễ dàng.
Theo ông, đời sống tối đa của hồng cầu là 120 ngày, trung bình khoảng 60 ngày. Nghĩa là khi hồng cầu trong máu được truyền chết đi thì cơ thể sẽ trở lại về đúng nhóm máu của mình.
Trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu “hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh người nhận" và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và truyền với tốc độ rất chậm.
Nam Phương
Trước đó, sản phụ 22 tuổi Nguyễn Thị Loan có đến Bệnh viện Sơn Tây để khám và sau đó nhập viện. Ông Nguyễn Đình Đính, Phó giám đốc Bệnh viện Sơn Tây cho biết, tối muộn ngày 21/10, các bác sĩ tại đây đã tiến hành mổ lần thứ nhất để lấy thai do sản phụ Loan bị rau tiền đạo. Đến 5h sáng hôm sau, bệnh nhân có dấu hiệu bị rối loạn đông máu và băng huyết. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, mổ cắt tử cung bán phần để cầm máu, sau đó tiến hành truyền máu.
Sản phụ Loan được Bệnh viện Sơn Tây xác định có nhóm máu B. "Sau mổ tình trạng bệnh nhân tạm ổn nhưng vì tiên lượng tình trạng rối loạn đông máu có thể diễn biến phức tạp, nguy cơ chảy máu tiếp theo vẫn còn nên chúng tôi quyết định chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vào sáng ngày 23/10. Tính đến lúc chuyển viện, Bệnh viện Sơn Tây đã truyền cho sản phụ 16 đơn vị máu nhóm B", ông Đính nói.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho VnExpress biết, sản phụ Loan là một bệnh nhân đặc biệt, được chuyển đến từ Bệnh viện Sơn Tây trong tình trạng rất nặng. Sản phụ này bị chảy máu sau khi mổ lấy thai nên phải truyền máu vào. Về nguyên tắc trước khi truyền máu, bệnh viện phải làm xét nghiệm xác định lại nhóm máu. Có 4 nhóm máu: 0, A, B và AB (có kháng nguyên A và B) và ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.
"Tuy nhiên, kết quả lại thấy xuất hiện cả kháng nguyên A và B; làm xét nghiệm 4 lần để khẳng định thì kết quả tại thời điểm đó sản phụ có nhóm máu AB. Sau khi hỏi ý kiến các chuyên gia, chúng tôi quyết định chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, theo tôi được biết, bệnh viện cũng làm xét nghiệm 4 lần và vẫn thấy xuất hiện kháng nguyên A và B; nhưng sau 2 ngày hồi sức thì lại là nhóm máu B. Tôi cũng không rõ vì sao lại có sự việc này", ông Ánh cho biết thêm.
Trong giấy chuyển viện từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sang Bệnh viện Bạch Mai, hồ sơ bệnh án của sản phụ Nguyễn Thị Loan có ghi: "Nghi ngờ do truyền nhầm nhóm máu từ tuyến dưới chuyển lên".
Về việc nghi ngờ có truyền nhầm nhóm máu cho sản phụ Loan, Giám đốc Bệnh viện Sơn Tây Nguyễn Đình Đính cho biết: "Tôi nghe nhân viên thông báo qua điện thoại không biết có chính xác hay không là Bệnh viện Sơn Tây đã truyền nhầm máu nên phải cho chuyển bệnh nhân từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sang Bệnh viện Bạch Mai. Nhưng chuyển sang đây lại có kết luận chính thức của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai là 'xác định gốc là máu B'. Như vậy là chúng tôi đã truyền máu không sai".
Bệnh viện đa khoa Sơn Tây khẳng định truyền đúng nhóm máu B cho sản phụ Loan. Ảnh: N.P.
Sản phụ Loan đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Đại diện bệnh viện cho biết đang tập trung cứu chữa cho bệnh nhân và sẽ sớm công bố nguyên nhân của sự việc trên khi có kết luận cuối cùng. Ngày 1/11, Bộ Y tế cũng đã có công văn yêu cầu Sở Y tế Hà Nội kiểm tra thông tin trên và gửi văn bản trả lời Bộ chậm nhất là ngày 5/11.
Theo một chuyên gia về huyết học thì về nguyên tắc, trong suốt cuộc đời nhóm máu của một người không thay đổi, trừ trong một số trường hợp mắc bệnh ác tính. Về trường hợp sản phụ này, bản thân ông không trực tiếp làm nên rất khó có thể nói vì sao có sự khác biệt này.
Một chuyên gia đầu ngành về Hóa Sinh tại Hà Nội cho biết, về nguyên tắc tốt nhất là nhóm máu nào truyền cho nhóm máu đó, B thì phải truyền cho B. Trong một số trường hợp nhất định có thể lấy nhóm O và AB để truyền cho B, tuy nhiên phải thử, trộn lẫn xem có phản ứng có bị ngưng kết không mới truyền, nếu không sẽ rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong dễ dàng.
Theo ông, đời sống tối đa của hồng cầu là 120 ngày, trung bình khoảng 60 ngày. Nghĩa là khi hồng cầu trong máu được truyền chết đi thì cơ thể sẽ trở lại về đúng nhóm máu của mình.
Trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu “hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh người nhận" và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và truyền với tốc độ rất chậm.
Nam Phương
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đừng bỏ qua
Đừng bỏ qua
TopTrong tuần
- Truyện: Xin đừng coi là bạn
- Đơn xin đăng ký kết hôn với người lĩnh án tử: Chưa có tiền lệ
- Công an điều tra vụ cô giáo Bắc Giang bị tung ảnh “nóng”
- thằng bạn bá đạo
- Diễm Hương gợi cảm với sơ mi trắng giấu quần
- 16 tập tục kiêng kỵ ngày đầu xuân
- Người mẫu nữ bị ‘mò mẫm’ vòng 3 giữa hội nghị
- Những nữ sinh xinh đẹp, học cực giỏi hút hồn cư dân mạng
- Hà Nội T&T đại thắng đối thủ Ấn Độ tại C1 châu Á
- Review kẹo béo cực bựa
0 nhận xét